Bệnh thận như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận, hội chứng thận hư,... là các bệnh lý có tỷ lệ người mắc cao tại nước ta. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp mọi thông tin từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị các bệnh thận thường gặp nhất.

Bệnh sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng tại thận và đường tiết niệu tạo thành các tinh thể rắn.

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Sỏi thận hình thành bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý:

  • Thói quen uống quá ít nước khiến nồng độ khoáng trong nước tiểu tăng và không đủ nước để thận lọc cũng như đào thải chất khoáng.

  • Ăn mặn, tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ.

  • Thường xuyên nhịn tiểu khiến chất khoáng lắng đọng gây sỏi thận.

  • Lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

  • Mất ngủ kéo dài khiến tổn thương thận ngày càng nặng, mô thận không tái tạo được.

  • Thói quen bỏ bữa sáng làm dịch mật lắng cặn trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Triệu chứng bệnh sỏi thận

Người mắc sỏi thận sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau quặn thận: Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới.

  • Tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu đục kèm theo triệu chứng đau khi đi tiểu.

  • Buồn nôn và nôn ói.

  • Viêm gây sốt, run rẩy, ớn lạnh.

Điều trị bệnh sỏi thận

Điều trị sỏi thận bằng nội khoa nhằm giảm cơn đau, bào mòn để dễ dàng đưa sỏi ra ngoài tự nhiên hoặc điều trị ngoại khoa tán sỏi.

  • Điều trị nội khoa: Dùng thuốc giảm đau chống viêm corticoid, thuốc lợi tiểu, uống thật nhiều nước để tăng nước tiểu qua thận. Thuốc giãn cơ trơn cũng được lựa chọn để sỏi di chuyển dễ dàng ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với những người bệnh sỏi thận ở giai đoạn đầu, kích thước nhỏ.

  • Điều trị ngoại khoa: Đưa sỏi ra khỏi cơ thể bằng phương pháp nội soi tán sỏi qua da, mổ nội soi,...

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để giảm khả năng mắc bệnh sỏi thận, cần chú ý:

  • Bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.

  • Chế độ ăn nhạt, hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. 

  • Tránh các thực phẩm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như thực phẩm chứa nhiều kali, oxalat, đồ uống có ga, chất kích thích,...

  • Tập thể dục đều đặn, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tránh béo phì.

soi-than-la-tinh-trang-chat-khoang-trong-nuoc-tieu-lang-dong-tai-than.webp

Sỏi thận là tình trạng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng tại thận

Bệnh thận: Suy thận cấp, suy thận mạn

Suy thận là một trong những bệnh thận thường gặp, chỉ tình trạng chức năng thận bị suy giảm, gồm có suy thận cấp và suy thận mạn.

Nguyên nhân gây bệnh suy thận

Suy thận xảy ra do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Có sự khác biệt giữa nguyên nhân gây suy thận cấp và mạn tính, cụ thể như sau:

Suy thận cấp do 3 cơ chế chính là thiếu máu đến thận, tắc nghẽn nước tiểu và các bệnh lý tại thận. Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận cấp là:

  • Chấn thương gây mất máu.

  • Nhiễm trùng huyết hoặc dùng thuốc gây tổn thương thận.

  • Cơ thể mất nước.

  • Phì đại tiền liệt tuyến hoặc biến chứng thai kỳ như sản giật, tiền sản giật.

Suy thận mạn do các nguyên nhân sau:

  • Người có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ, bệnh thận đa nang.

  • Đường tiết niệu bị tắc nghẽn kéo dài do phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, ung thư.

  • Trào ngược bàng quang niệu quản khiến cho nước tiểu trào ngược lên thận.

  • Mắc viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.

Triệu chứng của bệnh suy thận

Triệu chứng của suy thận thường không đặc hiệu và tiến triển dần theo thời gian:

  • Chán ăn, hơi thở hôi, có cảm giác buồn nôn và nôn ói.

  • Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

  • Đau lưng hông, mạn sườn.

  • Phù chân, tay, cổ, mặt, co giật cơ bắp và chuột rút.

  • Khó thở (nếu bị phù phổi), đau ngực (nếu tràn dịch màng tim).

  • Tăng huyết áp khó kiểm soát.

  • Tiểu nhiều vào ban đêm, trong nước tiểu có bọt, lượng và màu nước tiểu thay đổi so với bình thường, lẫn máu trong nước tiểu,...

>>>XEM THÊM: 6 dấu hiệu điển hình của suy thận cấp 

Điều trị bệnh suy thận

Nguyên tắc là điều trị suy thận theo nguyên nhân gây bệnh, bảo tồn tế bào thận và kiểm soát triệu chứng, biến chứng. Khi suy thận ở giai đoạn cuối - mức lọc cầu thận < 5ml/phút, phương pháp điều trị là thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Phòng ngừa bệnh suy thận

Nên tuân theo những nguyên tắc sau để giảm khả năng mắc bệnh suy thận:

  • Không hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn hàng ngày, kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu.

  • Uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày. 

  • Tuân theo chế độ ăn chứa ít muối, giảm đạm và dầu mỡ.

suy-than-la-tinh-trang-chuc-nang-than-bi-suy-giam.webp

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm

Bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận, tiểu cầu thận và mạch máu trong thận. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận

Viêm họng và nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm cầu thận cấp. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm cầu thận như:

  • Mắc bệnh đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống hoặc bệnh thận IgA.

  • Tăng huyết áp không kiểm soát.

  • Tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc, hóa chất trong thời gian dài.

  • Xơ hóa khu trú vùng cầu thận.

Triệu chứng viêm cầu thận

Viêm cầu thận cấp có thể diễn ra một cách thầm lặng, triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt như hồng cầu niệu vi thể hoặc phát triển rầm rộ. Người mắc bệnh viêm cầu thận sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Phù: Đây là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý cầu thận. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, phù nề 2 mí mắt, 2 chân với tính chất mềm, trắng và ấn lõm.

  • Tiểu ra máu đại thể, màu nước tiểu đỏ hồng như nước rửa thịt. Tiểu ra máu 1 - 2 lần/ngày, không thường xuyên và có thể hết hẳn trong 3 - 4 ngày.

  • Rối loạn tiểu tiện: Xuất hiện tình trạng thiểu niệu (nước tiểu dưới 500ml/ngày) hoặc vô niệu.

  • Tăng huyết áp thường xuất hiện trong giai đoạn bệnh cấp tính. Tăng huyết áp kéo dài có thể làm tổn thương đáy mắt, tai biến mạch máu não hoặc gây suy tim.

  • Sốt nhẹ từ 37,5 - 38,5 độ C, đau vùng thắt lưng, đau hoặc chướng bụng nhẹ, đi ngoài phân lỏng.

trieu-chung-viem-cau-than-gom-phu-tieu-ra-mau-tang-huyet-ap.webp

Triệu chứng viêm cầu thận gồm phù, tiểu ra máu, tăng huyết áp,...

Điều trị bệnh viêm cầu thận

Cần điều trị các bệnh là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm cầu thận cấp.    Nếu nguyên nhân gây viêm cầu thận là nhiễm trùng, cần sử dụng kháng sinh sớm. Dùng kháng sinh penicillin khi viêm cầu thận do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.

Dùng thuốc ức chế men chuyển ACE với người bệnh hết giai đoạn cấp tính, chuyển sang mạn tính để điều trị tăng huyết áp và phù.

Giai đoạn cấp tính từ 2 - 4 tuần cần nghỉ ngơi tại giường, theo dõi huyết áp và số lượng nước tiểu thường xuyên. Không lao động quá sức, tránh nhiễm lạnh và nhiễm khuẩn trong vòng 6 tháng.

Cách phòng ngừa bệnh viêm cầu thận

Phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị kịp thời các bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài da và mũi họng, đặc biệt ở trẻ em là phương pháp phòng ngừa viêm cầu thận hiệu quả nhất. Người bị viêm cầu thận sau khi được điều trị cần theo dõi thường xuyên trong 1 năm để phát hiện, xử lý kịp thời biến chứng.

Với các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn mạn tính ở họng, amidan hốc mủ, viêm tai giữa, tình trạng chốc đầu, nhiễm khuẩn sưng tấy bưng mủ ngoài da,... cần điều trị triệt để. 

Duy trì chế độ ăn giảm muối tùy mức độ phù, cao huyết áp.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư (thận nhiễm mỡ) là tình trạng thận hư, chức năng thận yếu gây viêm, phù, nước tiểu chứa protein, giảm protein trong máu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thận hư bao gồm:

  • Thận hư nguyên phát: Do tổn thương cầu thận làm chức năng thận bị suy giảm.

  • Thận hư thứ phát - thận hư nhiễm mỡ: Do mắc các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, tiểu đường, rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.

co-2-nguyen-nhan-chinh-gay-hoi-chung-than-hu.webp

Có 2 nguyên nhân chính gây hội chứng thận hư

Triệu chứng hội chứng thận hư

Người mắc hội chứng thận hư có các triệu chứng sau:

  • Phù toàn thân, có thể xảy ra tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn, nghiêm trọng nhất là phù não.

  • Tiểu ít, lượng nước tiểu thấp hơn 500ml/ngày.

  • Mệt mỏi, da xanh, khó thở, mất ngủ, ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng.

  • Bệnh tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, hạ canxi máu.

>>>XEM THÊM: Hội chứng thận hư có nguy hiểm không?

Điều trị hội chứng thận hư

Điều trị hội chứng thận hư thông qua kiểm soát triệu chứng, biến chứng, theo dõi tiến triển bệnh, cụ thể:

  • Giảm triệu chứng phù bằng cách dùng thuốc lợi tiểu.

  • Tùy thuộc vào tổn thương là nguyên phát hay thứ phát mà sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị tổn thương bên trong cầu thận.

Cách phòng ngừa hội chứng thận hư

Để phòng bệnh hội chứng thận hư ở người lớn, không nên lạm dụng thuốc ức chế miễn dịch. Cần tránh nhiễm lạnh đường hô hấp trên và các bệnh viêm da.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không uống rượu, bia, thuốc lá, giảm dầu mỡ, tăng cường bổ sung rau quả.

Bệnh thận IgA

Bệnh thận IgA là tình trạng kháng thể IgA lắng đọng nhiều trong cầu thận gây viêm cục bộ và làm giảm khả năng đào thải của thận. 

Nguyên nhân gây ra bệnh thận IgA

Lý do nào khiến IgA tích tụ ở cầu thận vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa những yếu tố sau với bệnh thận IgA:

  • Gen di truyền: Bệnh xuất hiện nhiều ở các thành viên trong một gia đình.

  • Mắc bệnh về gan như xơ gan, viêm gan B và C, các bệnh nhiễm trùng như HIV hoặc bệnh Celilac - rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều gluten. 

Triệu chứng của bệnh thận IgA

Biểu hiện lâm sàng khi mắc bệnh thận IgA khá giống viêm cầu thận, bao gồm:

  • Tiểu ra máu đại thể: Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng, xuất hiện 1 - 2 ngày sau tổn thương cầu thận.

  • Sốt nhẹ, đau thắt lưng, tay chân sưng phù.

  • Tăng huyết áp và nước tiểu có thể có bọt.

dau-vung-that-lung-la-trieu-chung-cua-benh-than-iga.webp

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng của bệnh thận IgA

Điều trị bệnh thận IgA

Tùy vào mức độ tổn thương thận, phác đồ điều trị bệnh thận IgA sẽ thay đổi ở từng bệnh nhân. Các thuốc được đưa vào điều trị bệnh thận IgA gồm:

  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II hoặc ức chế men chuyển ACE.

  • Thuốc ức chế miễn dịch, chủ yếu là corticoid.

  • Acid béo omega-3 vẫn được lựa chọn cho người mắc bệnh thận IgA dù hiệu quả chưa rõ ràng.

Nếu thận tổn thương nặng, không thể thực hiện chức năng vốn có, người bệnh sẽ được chỉ định ghép thận.

Cách phòng ngừa bệnh thận IgA

Nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao như: Mắc bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc người có tiền sử gia đình bị bệnh thận.

Ung thư thận

Ung thư thận là căn bệnh người trưởng thành rất hay mắc trong các loại ung thư hệ tiết niệu, sau ung thư bàng quang và tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thận

Nguyên nhân gây ra ung thư thận chưa được chứng minh rõ ràng nhưng có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài.

  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại do môi trường làm việc đặc thù.

  • Thừa cân, béo phì.

  • Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc máu.

Triệu chứng của ung thư thận

Những triệu chứng sau có thể nghi ngờ mắc ung thư thận:

  • Đái ra máu, nước tiểu hồng hoặc nâu.

  • Đau thắt lưng, đau âm ỉ, liên tục và kéo dài, xuất phát từ bên sườn và hông lưng.

  • Xuất hiện khối u ở vùng bụng.

  • Sốt, mệt mỏi, thiếu máu và sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

ung-thu-than-co-cac-trieu-chung-nhu-sut-can-dot-ngot-khoi-u-vung-bung.webp

Ung thư thận có các triệu chứng như sụt cân đột ngột, khối u vùng bụng,...

Điều trị bệnh ung thư thận

Ung thư thận nếu được phát hiện sớm sẽ tăng khả năng chữa khỏi bệnh, kéo dài thời gian sống.

  • Ung thư thận giai đoạn 1, 2: Tiến hành cắt bán phần, toàn bộ thận hoặc tuyến thượng thận. Để tiêu diệt khối u, người bệnh có thể được chỉ định kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu.

  • Ung thư thận giai đoạn 3: Điều trị toàn thân bổ trợ kèm theo cắt bỏ khối u thận, cắt bỏ khối u di căn xa (nếu có thể).

  • Ung thư thận giai đoạn cuối: Xạ trị giảm đau, chống chèn ép, dùng thuốc giảm đau liều cao, phẫu thuật giải phóng chèn ép (nếu có), điều trị đích và điều trị miễn dịch.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư thận

Do chưa xác định chính xác nguyên nhân nên cách phòng ngừa ung thư thận là giảm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Không hút thuốc lá.

  • Hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích.

  • Kiên trì tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng, duy trì cân nặng hợp lý.

  • Bảo hộ an toàn lao động, tránh tiếp xúc hóa chất độc hại.

  • Kiểm soát các bệnh lý về thận tránh tiến triển thành ung thư.

Ích Thận Vương - Giải pháp cho người mắc bệnh thận

Sử dụng thảo dược tốt cho thận là cách giúp tăng cường chức năng thận từ bên trong, hỗ trợ điều trị các bệnh thận. Sản phẩm Ích Thận Vương ra đời chứa thảo dược bổ thận là giải pháp hiệu quả cho những người mắc bệnh thận.

ich-than-vuong-danh-cho-nguoi-suy-than-chuc-nang-than-kem.webp

Ích Thận Vương là sản phẩm hỗ trợ người mắc bệnh thận

Bạn đang mắc suy thận? Bạn lo lắng bệnh tiến triển nhanh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.8510975 284 017 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

tu-van-hotline.png

Thành phần chính của Ích Thận Vương là thảo dược dành dành. Chiết xuất từ quả và thân cây của dành dành đã được chứng minh tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô vào nghiên cứu năm 2017 của Xiaobo Li và các cộng sự. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn chứa các dược liệu có tác dụng lợi tiểu, cực bổ thận như hoàng kỳ, râu mèo, trầm hương, mã đề, bạch phục linh,... Việc phối hợp các dược liệu này trong cùng một công thức giúp Ích Thận Vương có tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho thận, đẩy mạnh đào thải chất độc khỏi cơ thể, giảm nhẹ triệu chứng các bệnh về thận.

Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, có tới 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm Ích Thận Vương.

92.9-nguoi-dung-hai-long-ve-ich-than-vuong.webp

Có tới 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm Ích Thận Vương

__dat-mua-ngay.webp

Có thể nói, Ích Thận Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh thận uy tín và nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Trường hợp của ông Nguyễn Anh Phúc (60 tuổi, trú tại Sơn La) là một ví dụ điển hình. Ông Phúc bị suy thận độ 2, kèm theo biến chứng tiểu đường và tăng huyết áp khiến ông vô cùng mệt mỏi. Thế nhưng, sau khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương, ông đã cải thiện được suy thận độ 2, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nghe chi tiết hơn về chia sẻ của ông qua video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Cách vượt qua nỗi lo chạy thận của bà Bật TẠI ĐÂY

Chuyên gia Nguyễn Đình Bách nhận xét: "Ích Thận Vương là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là dành dành kết hợp với nhiều thảo dược quý khác. Ví dụ như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề, trầm hương,... Vì thế, Ích Thận Vương đem lại nhiều tác dụng đối với thận: Thứ nhất, giảm phù, tăng đào thải chất dư thừa, hạ huyết áp. Thứ hai, giảm mệt mỏi, tăng cường năng lượng cho tế bào thận. Thứ ba, giúp bảo vệ thận và ngăn ngừa tiến triển của suy thận". Xem chi tiết trong video sau:

Hiện tại, mua Ích Thận Vương sẽ giảm bớt nhiều chi phí do có chương trình ưu đãi khá hấp dẫn. Đó là tặng 1 hộp Ích Thận Vương 30 viên khi mua 6 hộp Ích Thận Vương 30 viên. Tặng 1 hộp Ích Thận Vương 30 viên nếu mua 2 hộp 90 viên hoặc mua 1 hộp 180 viên. Bên cạnh đó, bạn được cam kết hoàn trả 100% tiền nếu sản phẩm không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chi tiết liên hệ 024. 73029996.

Bài viết trên tổng hợp một số thông tin về các bệnh thận thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Nếu có ý kiến thắc mắc về các bệnh thận hoặc liên hệ đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với mức giá ưu đãi nhất, vui lòng liên hệ với số hotline 0917.214.851 – 0975.284.017.

Tài liệu tham khảo

  1. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ THẬN - TIẾT NIỆU
  2. Kidney stones - Symptoms and causes - Mayo Clinic
  3. Chronic kidney disease - Symptoms and causes - Mayo Clinic