Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách từ từ. Suy thận mạn tính có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bởi đa số các triệu chứng đều diễn biến âm thầm nên khó phát hiện. Vậy, cụ thể suy thận mạn nguy hiểm như thế nào? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Suy thận mạn tính có nguy hiểm không?

Suy thận mạn là bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và kiểm soát đúng cách. Bệnh có thể gây một số ảnh hưởng đến cơ thể như:

Bệnh gút

Acid uric di chuyển qua máu đến thận, sau đó vào nước tiểu để đào thải khỏi cơ thể. Nhưng người suy thận mạn thì thận không hoạt động tốt để lọc acid uric. Lượng lớn acid uric tích tụ trong cơ thể có thể gây ra bệnh gout. Thường suy thận mạn dẫn đến bệnh gút là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, bệnh gút cũng có thể dẫn đến suy thận.

Thiếu máu

Khi chức năng thận suy giảm, chúng không thể giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu.

Cường cận giáp thứ phát

Cường cận giáp thứ phát thường gặp ở những người bị suy thận mạn. Khi chức năng thận suy giảm, chúng không thể biến vitamin D không hoạt động thành vitamin D hoạt động. Điều này khiến lượng vitamin D và canxi trong cơ thể thấp, gây mất cân bằng với phốt pho. Để "khắc phục" sự mất cân bằng, tuyến cận giáp sẽ phát triển lớn hơn và tạo ra lượng lớn hormone tuyến cận giáp.

cuong-can-giap-co-the-la-bien-chung-do-suy-than

Cường cận giáp có thể là biến chứng do suy thận

Nhiễm toan chuyển hóa

Thận có rất nhiều vai trò, bao gồm cả tác dụng giúp giữ cân bằng axit trong cơ thể. Khi thận không hoạt động tốt để lọc máu, axit có thể tích tụ trong cơ thể, gây toan chuyển hóa. Đây là vấn đề khá phổ biến do suy thận mạn gây ra.

Tăng phốt pho trong máu

Phốt pho là khoáng chất kết hợp với canxi và vitamin D giữ cho xương chắc khỏe. Người bệnh suy thận mạn không thể giữ đúng lượng phốt pho trong cơ thể ở ngưỡng cho phép. Phốt pho tích tụ ở mức cao trong máu sẽ gây ra các vấn đề về xương (xương yếu và dễ gãy).

Bệnh tim

Khi mắc bệnh thận, tim sẽ phải bơm máu nhiều hơn để đưa máu đến thận, có thể gây ra vấn đề về tim mạch. Ngược lại, người bị bệnh tim cũng có nguy cơ mắc suy thận mạn. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong khá phổ biến ở người mắc suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo.

Tăng kali máu

Người bệnh suy thận mạn không thể lọc được thêm kali từ máu. Kali có thể tích tụ trong máu, gây yếu cơ và liệt.

Tích tụ chất lỏng

Thận không thể hoạt động tốt như bình thường để lọc chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Chất lỏng thừa có thể tích tụ trong cơ thể, gây vấn đề về tim và phổi.

suy-than-co-the-gay-tich-tu-chat-long-dan-den-hien-tuong-phu

Suy thận có thể gây tích tụ chất lỏng, dẫn đến hiện tượng phù

Điều trị suy thận mạn như thế nào?

Suy thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bệnh hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp. 

Điều trị triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh suy thận một số loại thuốc để giảm nhanh các triệu chứng và kiểm soát tiến triển.

  • Thuốc chống tăng huyết áp: Captopril, Enalapril, Azilsartan….
  • Thuốc chống thiếu máu: Darbepoetin alfa – Aranesp, Mircera,…
  • Thuốc kiểm soát cholesterol: Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin,…

Ngoài tây y thì có thể điều trị suy thận bằng các bài thuốc đông y. Bởi sự an toàn, lành tính nhờ các thành phần chủ yếu trong tự nhiên. Một số bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị suy thận như:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị địa hoàng thán, đỗ trọng, đương quy, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, kỷ tử, lộc giác giao. Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc cùng 6 bát nước. Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì dùng liên tục trong 12 tuần.
  • Bài thuốc 2: Phục linh, hạn liên thảo, trạch tả, cúc hoa, hoài sơn, đan bì, rễ cỏ xước, nữ trinh tử, kỷ tử, thục địa sắc trong vòng 30-45 phút. Chia nước thuốc làm 3 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Bạch truật, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, ba kích, tiên mao, phục linh bì, quế chi, bách bản, đẳng sâm sắc với 1 lít nước. Sau khi thuốc được thì chắt nước uống sau bữa ăn để đạt kết quả tốt nhất.

bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-suy-than-man

Bài thuốc đông y điều trị suy thận mạn

Điều trị thay thế thận

Khi suy thận tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo/lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp dùng chính màng bụng của người bệnh suy thận để làm màng lọc thay thế cho thận đã yếu. Lọc màng bụng giúp loại bỏ những chất độc, nước - điện giải dư thừa ra khỏi cơ thể.

Màng bụng có vai trò như màng bán thấm, ngăn cách giữa hai khoang: Một bên chứa dịch, bên còn lại là những mao mạch quanh màng bụng. Khi dịch lọc màng bụng lưu trong khoang bụng thì quá trình khuếch tán, lọc, hấp thu được diễn ra đồng thời.

Các chất hòa tan sẽ được khuếch tán đi từ nơi có nồng độ cao trong máu (ure, creatinin, kali,…) qua màng bụng đến khoang chứa dịch lọc. Chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa dịch lọc và mạch máu sẽ giúp nước từ khoang máu sang khoang dịch lọc để loại bỏ nước thừa trong cơ thể.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo thường được chỉ định cho các trường hợp suy thận ở giai đoạn 3B trở lên. Trường hợp này, chức năng thận của người bệnh đã suy giảm rất nhiều, các chất độc ngày càng tích tụ, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chạy thận nhân tạo là quá trình lọc máu ngoài cơ thể. Máy chạy thận sẽ được nối vào vòng tuần hoàn máu của cơ thể. Máu từ cơ thể sẽ đưa được ra qua máy lọc thận, loại bỏ các chất thải, muối và nước thừa. Sau đó, máy sẽ trả máu sạch về cơ thể.

Trong quá trình lọc màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo, người bệnh nên tuân theo chế độ ăn ít kali và natri, tuân theo chỉ định của bác sĩ để kết quả điều trị tốt nhất. Hai phương pháp điều trị này không có khả năng chữa khỏi suy thận mạn. Tuy nhiên, có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh.

chay-than-nhan-tao-giup-dieu-tri-suy-than

Chạy thận nhân tạo giúp điều trị suy thận

Ghép thận

Nếu tình trạng suy thận quá nghiêm trọng, chạy thận không có tác dụng thì ghép thận sẽ là giải pháp duy nhất có thể lựa chọn trong trường hợp này. Ghép thận thành công người bệnh sẽ không cần chạy thận nữa.

Tuy nhiên, ghép thận không phải là lựa chọn điều trị được ưu tiên cho tất cả mọi người. Điều này được giải thích bởi rất khó để nhận được thận hiến tặng tương thích với người bệnh. Ngoài ra, người bệnh sau khi ghép thận phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn cơ thể đào thải thận mới. Vì vậy, người bệnh dễ bị ốm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi ghép thận.

>>> Xem thêm: 3+ cách trị suy thận hiệu quả, tránh biến chứng

Ích Thận Vương - Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận mạn

Bên cạnh các biện pháp điều trị suy thận kể trên, để tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược, nổi bật trong số đó là Ích Thận Vương.

Sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành. Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương tế bào thận.

Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng phù, đi tiểu nhiều lần,...; làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa suy thận tiến triển.

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%.

ich-than-vuong-ho-tro-dieu-tri-suy-than-an-toan-hieu-qua 

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

nut-dat-mua.gif

Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do suy thận

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là giải pháp thảo dược giúp hàng nghìn người cải thiện được tình trạng suy thận, bệnh thận.

- Trường hợp của ông Trịnh Xuân Cảnh (sinh năm 1939, trú tại xóm Hạ, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội). Trở về từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, những tưởng được an hưởng tuổi già bên con cháu thì ông Cảnh lại phát hiện mắc bệnh thận yếu khiến tinh thần suy sụp hoàn toàn. Thế nhưng, nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương cùng với tuân thủ điều trị của bác sĩ cho đến nay, ông Cảnh không phải đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo nữa. Lắng nghe chia sẻ của ông trong video sau:

- Trường hợp của chị Mai Thị Hoa (sinh năm 1972, trú tại tiểu khu Phong Vận, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã phải “chiến đấu” với căn bệnh suy thận độ 3. Bệnh khiến chị mệt mỏi, đau lưng, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu thì vàng, sức khỏe giảm sút. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương cùng với tuân thủ điều trị của bác sĩ cho đến nay, chị Hoa đã không phải chạy thận. Lắng nghe chia sẻ của chị trong video sau:

Để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm, Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “suy thận mạn có nguy hiểm không?”. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương - hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc liên hệ theo hotline 0917.214.851 - 0975.284.017 để được tư vấn nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521#:~:text=Potential%20complications%20include%3A,Anemia

https://www.kidneyfund.org/living-kidney-disease/health-problems-caused-kidney-disease

https://www.healthline.com/health/kidney-disease/complications-of-chronic-kidney-disease