Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng thận gần như mất hoàn toàn chức năng. Lúc này, mục tiêu điều trị bệnh là giảm bớt gánh nặng cho thận, sử dụng phương pháp thay thế chức năng của thận như chạy thận, ghép thận. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp điều trị nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng như thế nào?

Bình thường, thận có vai trò lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu để bài tiết ra bên ngoài theo nước tiểu. 

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng thận mất chức năng, không thể hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi chức năng thận giảm sẽ mất khả năng lọc, chất lỏng tích tụ trong cơ thể, gây nguy hiểm cho người mắc. 

Ở giai đoạn đầu thì suy thận không có nhiều triệu chứng, cho đến khi chuyển sang giai đoạn muộn thì biểu hiện sẽ rõ ràng hơn, bao gồm:

  • Nôn, buồn nôn.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Mệt mỏi, suy nhược.
  • Rối loạn tiểu tiện.
  • Đau tức ngực (chất lỏng tích tụ quanh màng tim).
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân.
  • Huyết áp cao khó kiểm soát.
  • Đau đầu.
  • Mất ngủ.
  • Phát ban, ngứa ngáy.
  • Miệng có vị kim loại.

phu-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-suy-than-giai-doan-cuoi (1).png

Phù là triệu chứng điển hình của suy thận giai đoạn cuối

Biến chứng thường gặp của suy thận

Suy thận giai đoạn cuối có thể gây các biến chứng nghiêm trọng trên hầu hết các bộ phận của cơ thể như:

  • Nhiễm trùng da.
  • Giữ nước, bị sưng ở tay chân, chất lỏng tích tụ trong phổi.
  • Rối loạn điện giải.
  • Kali trong máu tăng nhanh có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và đe dọa đến tính mạng người bệnh. 
  • Đau cơ, xương hoặc khớp, xương yếu.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Thiếu máu.
  • Rối loạn đường huyết.
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, mất tập trung, tính cách thay đổi.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm trùng.

Cách điều trị suy thận giai đoạn cuối

Ghép thận, chạy thận là phương pháp được dùng khá phổ biến để điều trị suy thận giai đoạn cuối. 

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu cho người bệnh bằng máy lọc. Máu được đưa ra ngoài, qua hệ thống lọc nhân tạo để loại bỏ chất độc hại và nước dư thừa rồi trở lại cơ thể. Chạy thận thực hiện ở bệnh viện, tùy tình trạng mỗi người mà tần suất thực hiện sẽ khác nhau. 

Chạy thận nhân tạo có thể gây một số biến chứng nên cần theo dõi sức khỏe và một số chỉ số quan trọng. Các biến chứng có thể gặp như tụt huyết áp, chuột rút, ngứa, nhịp tim không đều, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng,...

Ghép thận

Không phải tất cả các trường hợp đều phải cắt bỏ thận bị suy rồi thay thế bằng thận khỏe mạnh mà chỉ trong một số trường hợp đặc biệt (thận đa nang quá to, thận viêm nặng,...). Thực chất ghép thận là lấy một quả thận của người khỏe mạnh hiến tặng hoặc một quả thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép vào ngoài ổ bụng. Vị trí ghép thận thường là khu vực hố chậu phải hoặc trái. 

Ghép thận có thể thực hiện nhiều lần nếu thận ghép không thể thực hiện chức năng của nó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thận ghép vào cơ thể như: Tình trạng sức khỏe của người nhận thận, tương đồng về hệ miễn dịch, sự hòa hợp nhóm máu,... Tùy từng người mà thận ghép sẽ có thời gian tồn tại khác nhau. Nếu phải ghép thận lần 2 trở lên thì trong thời gian chờ đợi, người bệnh phải chạy thận nhân tạo.

Sau khi ghép thận, người bệnh phải dùng 2 - 3 loại thuốc chống thải ghép. Nếu chức năng thận bình thường thì vẫn cần lưu ý đi khám định kỳ, tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh.

ghep-than-giup-thay-the-chuc-nang-cua-than-bi-suy (1).png

Ghép thận giúp thay thế chức năng của thận bị suy

Người suy thận giai đoạn cuối nên ăn uống như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người suy thận sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể:

Kiểm soát lượng kali trong cơ thể

Kali có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên, nếu nồng độ cao chất này trong cơ thể những người suy thận giai đoạn cuối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim. 

Tránh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến ở người bệnh suy thận, đặc biệt suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy, nên sử dụng những thực phẩm tốt cho thận và cung cấp thêm sắt, vitamin C, B12 để phòng ngừa thiếu máu.

Cung cấp đủ protein

Mỗi lần chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ mất đi 3 - 4g đạm. Vì vậy, cần bổ sung lượng đạm cần thiết cho người bệnh để tránh bị giảm cân, sức khỏe suy giảm. Nếu chạy thận 2 lần/tuần thì bổ sung 1,2g đạm/kg cân nặng, 3 lần/tuần là 1,4g đạm/kg cân nặng.

cung-cap-du-protein-cho-co-the-nguoi-suy-than (1).png

Cung cấp đủ protein cho cơ thể người suy thận

Ích Thận Vương - Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Bên cạnh các biện pháp điều trị suy thận kể trên, để tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược, nổi bật trong số đó là Ích Thận Vương.

Sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành. Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương tế bào thận.

Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng phù, đi tiểu nhiều lần,...; làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa suy thận tiến triển.

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%.

ich-than-vuong-ho-tro-dieu-tri-suy-than-an-toan-hieu-qua (1).png

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

nut-dat-mua.gif

Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do suy thận

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là giải pháp thảo dược giúp hàng nghìn người cải thiện được tình trạng suy thận, bệnh thận. 

- Trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Châu, trú tại số nhà 29, ngõ 88, phố Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định. Ông Châu bị suy thận độ 2 và thường xuyên xuất hiện triệu chứng như tiểu đêm nhiều, tiểu buốt, tiểu khó, phù, ấn lõm, chỉ số creatinin cao. May mắn thay, ông Châu tìm hiểu biết đến sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương trị suy thận, các triệu chứng như tiểu đêm, phù đã giảm, chỉ số creatinin về mức an toàn. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Châu trong video dưới đây:

- Trường hợp của bà Nguyễn Thị Thái, ở thôn Trung Quê, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bà Thái bị sỏi thận và suy thận cấp phải chạy thận nhân tạo, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Sau này, bệnh tiến triển sang suy thận độ 1 khiến cuộc sống của bà Thái bị đảo lộn hoàn toàn. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương, cho đến nay, triệu chứng suy thận độ 1 của bà Thái đã được kiểm soát và kích thước sỏi cũng đã nhỏ hơn trước. Lắng nghe chia sẻ của bà tại đây:

Để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm, Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về suy thận giai đoạn cuối. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương - Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc liên hệ theo hotline 0917.214.851 - 0975.284.017 để được tư vấn nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Link tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/end-stage-renal-disease/diagnosis-treatment/drc-20354538

https://www.cms.gov/Medicare/Coordination-of-Benefits-and-Recovery/Coordination-of-Benefits-and-Recovery-Overview/End-Stage-Renal-Disease-ESRD/ESRD

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16243-end-stage-renal-kidney-diseas