Suy thận cấp thường có các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn mửa, vô niệu hoặc đau ngực,... Bệnh nhân suy thận cấp cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo và cách phòng bệnh suy thận cấp hiệu quả.
Suy thận cấp là gì?
Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị suy giảm một cách đột ngột và nhanh chóng. Một khi thận bị mất khả năng lọc, lượng chất thải nguy hiểm có thể tích tụ và gây mất cân bằng các thành phần hoá học trong máu.
Suy thận cấp còn được gọi là chấn thương thận cấp tính, có xu hướng phát triển nhanh chóng, thường xảy ra chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày. Căn bệnh này có thể gây tử vong và cần được điều trị tích cực. Nếu được điều trị ngay lập tức, bệnh nhân có thể phục hồi chức năng thận bình thường như trước.
Suy thận cấp có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Nguyên nhân gây suy thận cấp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận cấp có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau. Theo các chuyên gia, có 3 nhóm nguyên nhân suy thận cấp chính sau đây:
Suy thận cấp do suy giảm lưu lượng máu đến thận
Một số bệnh hoặc tình trạng có thể làm chậm lưu lượng máu đến thận và gây ra những tổn thương thận, bao gồm:
- Mất mất nước hoặc mất máu quá nhiều.
- Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc huyết áp.
- Bệnh tim hoặc đau tim.
- Nhiễm trùng.
- Suy gan.
- Sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Motrin IB hoặc Advil), naproxen sodium (như Aleve), hoặc các loại thuốc liên quan.
- Vết bỏng nặng.
- Sốc phản vệ (Phản ứng dị ứng nghiêm trọng).
Suy thận cấp do các tác nhân trực tiếp gây hỏng thận
Bệnh suy thận cấp cũng có thể xảy ra do các tác nhân trực tiếp gây tổn thương thực thể tại thận sau đây:
- Cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch bên trong hoặc xung quanh thận.
- Sự lắng đọng của cholesterol làm tắc nghẽn dòng chảy của máu trong thận.
- Viêm cầu thận gây viêm các bộ lọc nhỏ trong thận.
- Nhiễm trùng hoặc lupus ban đỏ.
- Hội chứng tan huyết urê huyết, gây phá huỷ các tế bào hồng cầu.
- Sử dụng một số loại thuốc hóa trị, thuốc nhuộm (trong xét nghiệm hình ảnh) hoặc thuốc kháng sinh.
- Xơ cứng bì – một loại bệnh hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến da và các mô liên kết.
- Nhiễm độc tố, chẳng hạn như cocaine, kim loại nặng hoặc rượu.
- Mắc chứng rối loạn máu hiếm gặp, chẳng hạn như xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
- Hội chứng tiêu cơ vân gây tổn thương thận.
- Hội chứng ly giải khối u làm giải phóng các chất độc có thể gây tổn thương thận.
Suy thận cấp xảy ra do hội chứng ly giải khối u gây tổn thương thận
Suy thận cấp do tắc nghẽn nước tiểu trong thận
Một số tình trạng gây tắc nghẽn đường tiết niệu và dẫn đến chấn thương thận cấp tính, bao gồm:
- Trong đường tiết niệu xuất hiện cục máu đông.
- Ung thư bàng quang.
- Ung thư ruột kết.
- Ung thư cổ tử cung.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Sỏi thận.
- Dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị tổn thương.
Bạn đang gặp vấn đề suy thận cấp và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Các dấu hiệu cảnh báo suy thận cấp
Nhìn chung, dấu hiệu suy thận cấp sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận cũng như nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng này. Các bệnh nhân mắc suy thận cấp thường trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng điển hình sau đây:
Giai đoạn tấn công của các tác nhân gây bệnh
Trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi suy thận cấp xuất hiện, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn mửa, vô niệu, tần suất đi tiểu giảm hoặc đau ngực.
Những triệu chứng suy thận cấp này có thể do bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, mất nước hoặc mất máu quá nhiều. Nếu được điều trị sớm trong giai đoạn 1, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn sẽ rất cao.
Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu
Khi bước sang giai đoạn 2, bệnh nhân sẽ trong tình trạng thiếu máu và vô niệu. Các triệu chứng của suy thận cấp bộc phát mạnh mẽ và trở nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Thông thường, các dấu hiệu của suy thận cấp trong giai đoạn 2 sẽ kéo dài trung bình từ 7 – 14 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ có nước tiểu trở lại.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng nặng khác như phù phổi hoặc suy tim ứ huyết. Trong nước tiểu của người bệnh có thể có mủ, máu, sẫm màu và thậm chí là vi khuẩn. Một số triệu chứng của tăng urê trong máu cũng được biểu hiện rõ rệt, chẳng hạn như viêm màng ngoài tim, chảy máu nội tạng hoặc rối loạn não.
Bệnh nhân suy thận cấp giai đoạn 2 có thể bị viêm màng ngoài tim
Giai đoạn đái trở lại
Bệnh nhân bị suy thận cấp giai đoạn 3 có thể đi tiểu bình thường trở lại. Mặc dù lượng nước tiểu đã có xu hướng tăng dần, tuy nhiên người bệnh vẫn có các triệu chứng của rối loạn điện giải, tăng kali và urê trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị mất nhiều nước do đi tiểu nhiều.
Giai đoạn hồi phục chức năng
Giai đoạn 4 của bệnh suy thận cấp là giai đoạn phục hồi chức năng. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm nồng độ creatinin huyết tương và ure huyết tương của bệnh nhân vẫn tăng.
Biến chứng nguy hiểm của suy thận cấp
Suy thận cấp đôi khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
- Tích tụ chất lỏng: Suy thận cấp có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi, khiến người bệnh cảm thấy khó thở.
- Đau ngực: Nếu lớp niêm mạc bao phủ tim (màng ngoài tim) bị viêm có thể gây ra cơn đau ngực.
- Máu có tính acid (nhiễm toan chuyển hoá): Nếu máu của bệnh nhân có quá nhiều acid do suy thận cấp tính, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ và khó thở.
- Yếu cơ: Khi cơ thể bị mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải có thể gây yếu cơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến tê liệt và các vấn đề về nhịp tim.
- Tổn thương thận vĩnh viễn: Suy thận cấp tính có thể trở thành tình trạng mạn tính và khiến cho thận ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi đó, bệnh nhân có thể phải chạy thận vĩnh viễn (để lọc máu và loại bỏ chất độc) hoặc thực hiện phẫu thuật ghép thận.
- Tử vong: Suy thận cấp có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận nghiêm trọng và khiến người bệnh tử vong.
Suy thận cấp có thể làm suy giảm chức năng thận nghiêm trọng
>>>XEM THÊM: Triệu chứng suy thận cấp
Suy thận cấp được điều trị như thế nào?
Khi bị suy thận cấp, hầu hết bệnh nhân cần phải nằm viện để theo dõi và điều trị. Thời gian ở lại bệnh viện sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận cấp và tốc độ hồi phục chức năng của thận.
Điều trị nguyên nhân gây suy thận cấp
Để điều trị hiệu quả bệnh suy thận cấp, trước tiên chúng ta cần xác định yếu tố hoặc chấn thương ban đầu gây hỏng thận. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp cho bệnh nhân dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị các biến chứng cho đến khi thận phục hồi chức năng
Bác sĩ cũng có thể đưa ra một số phương pháp điều trị giúp ngăn ngừa các biến chứng và cho phép thận của bệnh nhân có thời gian để chữa lành những tổn thương. Dưới đây là các biện pháp điều trị thường được sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng của suy thận cấp tính, bao gồm:
Truyền dịch qua đường tĩnh mạch (IV)
Nếu suy thận cấp xảy ra do thiếu chất lỏng trong máu, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân truyền dịch qua đường tĩnh mạch (IV) để cân bằng lượng chất lỏng. Trong một số trường hợp, bệnh suy thận cấp có thể khiến người bệnh phải truyền nhiều chất lỏng, dễ dẫn đến nguy cơ bị phù nề ở tay chân. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để cơ thể thải bớt chất lỏng.
Sử dụng thuốc kiểm soát kali máu
Nếu bệnh nhân bị tăng kali máu, bác sĩ sẽ kê đơn glucose, canxi hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) nhằm giúp bệnh nhân ngăn ngừa sự tích tụ lượng kali cao trong máu. Tình trạng dư thừa kali trong máu có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và yếu cơ.
Sử dụng thuốc kiểm soát kali máu giúp điều trị suy thận cấp
Sử dụng thuốc phục hồi nồng độ canxi trong máu
Thông thường, cơ thể con người có thể hấp thụ được khoảng 200mg canxi. Trong đó, lượng canxi mà thận bài tiết cân bằng với lượng được hấp thụ. Nếu nồng độ canxi trong máu của bệnh nhân giảm xuống mức quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng phương pháp truyền canxi để phục hồi.
Lọc máu giúp loại bỏ độc tố ra khỏi máu
Nếu chất độc tích tụ trong máu, bệnh nhân có thể cần phải chạy thận nhân tạo tạm thời, hay còn được gọi đơn giản là lọc máu. Lọc máu nhằm giúp loại bỏ độc tố cũng như các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể trong thời gian hồi phục chức năng thận. Bên cạnh đó, lọc máu cũng có thể giúp loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể của bệnh nhân.
Lọc máu không có khả năng chữa lành thận mà chỉ có tác dụng đảm nhận công việc của thận cho đến khi cơ quan này hoạt động trở lại. Nếu thận không hồi phục, quá trình lọc máu có thể diễn ra trong thời gian dài.
>>>XEM THÊM: Phương pháp điều trị suy thận cấp
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận cấp
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, nhiều chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cũng khuyến nghị bệnh nhân suy thận cấp sử dụng các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên như Ích Thận Vương nhằm giúp hỗ trợ cải thiện bệnh cũng như phục hồi chức năng thận nhanh chóng.
Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp suy thận cấp hiệu quả
Hiện nay, Ích Thận Vương đã nhiều người dùng tin cậy sử dụng nhờ vào các công dụng từ những dược liệu thiên nhiên của sản phẩm. Cụ thể, trong Ích Thận Vương có chứa nhiều loại thảo dược quý như dành dành, hoàng kỳ, đan sâm, trầm hương, bạch phục linh, linh chi đỏ, râu mèo và mã đề.
Trong Đông y, những dược liệu này được biệt đến với những công dụng như bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ giảm các triệu chứng phù thũng, tiểu khó, rối loạn tiểu tiện, vô niệu và các biểu hiện khác của suy thận cấp. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương cũng cung cấp cho cơ thể bệnh nhân các dưỡng chất cần thiết như Coenzyme Q10 và L-carnitine Fumarate.
Mặt khác, sản phẩm này cũng rất an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ do được bào chế chủ yếu từ các loại thảo dược tự nhiên, vì vậy người dùng có thể yên tâm sử dụng.
Cách phòng ngừa suy thận cấp hiệu quả
Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc suy thận cấp bằng cách thực hiện một số thói quen lành mạnh sau đây:
Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
Cho dù bạn đang dùng các loại thuốc NSAID như ibuprofen, aspirin và naproxen hoặc các loại thuốc giảm đau OTC khác như acetaminophen, điều quan trọng là phải đọc kỹ và uống theo đúng liều lượng được khuyến nghị trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc giảm đau OTC có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận và dẫn đến suy thận cấp tính. Đặc biệt, nguy cơ có thể tăng cao hơn nhiều ở những bệnh nhân đã mắc bệnh thận, huyết áp cao hoặc tiểu đường trước đó.
Thận trọng khi sử dụng thuốc OTC để điều trị các triệu chứng suy thận cấp
Tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ
Nếu bạn đã bị mắc bệnh thận hoặc có yếu tố nguy cơ cao suy thận cấp, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc đảm bảo tuân thủ theo các mục tiêu điều trị và lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.
Giữ một lối sống lành mạnh
Để làm giảm nguy cơ mắc suy thận cấp tính, người bệnh nên thực hiện một lối sống năng động, tích cực tập luyện thể dục, kết hợp ăn uống điều độ, cân bằng và chỉ sử dụng rượu ở mức độ vừa phải.
Như vậy qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết suy thận cấp và những cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số điện thoại 024.38461530 - 028.62647169 để được tư vấn.
Links:
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-acute-kidney-failure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-failure/symptoms-causes/syc-20369048
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-failure/diagnosis-treatment/drc-20369053