Thận hư thận yếu là bệnh lý về thận mà rất nhiều người đang mắc phải. Các chuyên gia cảnh báo rằng, nguy cơ mắc các bệnh về thận sẽ gia tăng nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Vậy đó là những thói quen nào? Dưới đây là 6 thói quen gây bệnh thận hư thận yếu mà nhiều người đang mắc phải.
Thận hư thận yếu là gì?
Thận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiết niệu, có chức năng lọc máu và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Thận yếu xảy ra khi chức năng thận suy giảm, dẫn đến quá trình lọc máu và bài tiết bị xáo trộn. Tình trạng này có thể hình thành từ nhiều tháng, nhiều năm và gây ra những tổn thương cho thận. Thận yếu là bệnh thận thường gặp, biểu hiện bằng một số triệu chứng điển hình như:
+ Đi tiểu nhiều về đêm: Thận có chức năng chính là lọc nước tiểu. Vì thế khi thận suy yếu, tần suất đi tiểu sẽ tăng cao, nhất là về đêm.
Tiểu đêm nhiều lần là biểu hiện của bệnh thận yếu
+ Rối loạn đường tiêu hóa: Khi mắc bệnh thận yếu, bạn rất dễ bị táo bón. Tình trạng táo bón còn khiến chức năng hoạt động của đường ruột trở nên thất thường và gây ra chứng khó tiêu.
+ Cơ thể mệt mỏi: Thận khỏe mạnh sẽ sản sinh ra hormone erythropoietin, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Tuy nhiên, khi thận yếu, lượng hormone này sẽ giảm sút dẫn đến triệu chứng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi.
+ Đau lưng: Người mắc bệnh thận yếu sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng, có thể kèm theo triệu chứng khó chịu ở bàn chân, gót chân.
+ Các vấn đề sinh lý, tình dục: Thận còn có vai trò điều hòa hormone androgen ở nam giới. Nhưng khi thận yếu, các loại hormone này bị thay đổi, gây mất cân bằng âm dương làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương,…
Bệnh thận yếu làm giảm ham muốn tình dục
>>> Xem thêm: Sỏi thận đau ở đâu và cách giảm đau hiệu quả
6 thói quen gây bệnh thận hư thận yếu nhiều người mắc phải
Những thói quen sau khiến thận của bạn ngày càng suy yếu mà hầu như ai cũng mắc phải. Thậm chí, nếu kéo dài sẽ gây giảm chức năng thận, làm tăng nguy cơ suy thận trong tương lai. Cụ thể, 6 thói quen gây thận hư thận yếu bao gồm:
Sử dụng thuốc thường xuyên trong thời gian dài
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại đối với thận. Bởi vì, thuốc khi đi vào cơ thể đều được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Vậy nên, hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi người bệnh phải dùng thuốc lâu ngày.
Uống nhiều nước ngọt
Các loại nước ngọt đều có tính acid cao, làm mất cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Trong khi đó, thận lại giữ vai trò điều tiết độ pH ổn định. Vậy nên, khi uống nước ngọt thường xuyên sẽ khiến thận phải “gồng” lên để làm việc, từ đó dễ gây thận yếu.
Uống nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến thận yếu
Ăn quá mặn
Ăn mặn được coi là nguyên nhân gây bệnh thận yếu. Bởi việc ăn mặn thường xuyên sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa. Khi đó, chức năng thận bị suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng giữ nước, tăng huyết áp.
Uống không đủ nước
Nhiều người thường nghĩ rằng, việc uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể đi vệ sinh nhiều, gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới công việc. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, khi uống ít nước, lượng nước tiểu cũng sẽ bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc thận không đủ khả năng lọc các chất thải ra khỏi cơ thể, khiến độc tố tích tụ lâu ngày và gây ra nhiều nguy hại.
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một trong những thói quen gây hại đối với thận nhất. Bởi thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm tăng áp suất nước tiểu và gia tăng gánh nặng cho thận. Lâu ngày có thể dẫn đến chứng thận hư thận yếu, thậm chí là suy thận, sỏi thận. Do đó, để bảo vệ thận, bạn nên đi vệ sinh ngay khi cảm thấy buồn tiểu và cần hạn chế nhịn tiểu.
Nhịn tiểu là thói quen rất không tốt đối với thận
Thức khuya
Thức khuya là “kẻ thù” hàng đầu của thận nói riêng và cả cơ thể nói chung. Thường xuyên thức đêm, làm việc và nghỉ ngơi không có quy luật sẽ khiến một lượng máu lớn trong cơ thể bị tiêu hao, thể xác và tinh thần đều mỏi mệt. Không những vậy, thói quen này còn làm chức năng hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, tổn thương thận âm...
>>> Xem thêm: Có những phương pháp nào để điều trị suy thận giai đoạn cuối?
Ăn gì tốt cho người mắc bệnh thận hư thận yếu?
Thận hư thận yếu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh khác. Chế độ ăn uống hàng ngày rất cần thiết cho việc cải thiện chứng bệnh này. Vậy người mắc bệnh thận hư thận yếu nên ăn gì?
Ớt chuông
Ớt chuông là một trong những thực phẩm tốt cho người thận hư thận yếu. Ớt chuông có nhiều vitamin A, C, B6, chất xơ và hàm lượng natri, kali đáng kể. Đặc biệt, trong ớt chuông còn chứa lycopene – đây là chất có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Bởi vậy, khi mắc chứng thận hư thận yếu, bạn nên bổ sung ớt chuông vào bữa ăn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt trong việc cải thiện bệnh.
Súp lơ
Súp lơ rất giàu chất xơ, đặc biệt là vitamin C, do đó khi mắc bệnh thận yếu, bạn nên ăn nhiều loại rau này để tăng khả năng miễn dịch cũng như thúc đẩy hoạt động của hệ tiết niệu.
Súp lơ tốt cho người mắc bệnh thận yếu
Lòng trắng trứng
Với những người đang gặp phải vấn đề liên quan tới thận thì thực phẩm giàu protein và ít phốt pho chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Lòng trắng trứng được mệnh danh là thực phẩm có hàm lượng protein dồi dào, đồng thời ít phốt pho hơn so với rất nhiều những loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý không sử dụng lòng đỏ trứng nhé.
Cá
Tất cả các loại cá, đặc biệt cá ngừ, cá thu, cá hồi đều rất giàu omega-3. Chúng có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự lây lan của các tổn thương tại thận. Bên cạnh đó, cá cũng chứa hàm lượng protein dồi dào, rất tốt cho thận.
Bí ngô
Bí ngô không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là bài thuốc hiệu quả cho người bị thận yếu. Trong bí ngô có hàm lượng tinh bột cao nhưng chỉ số đường huyết thấp nên đây là sự lựa chọn hàng đầu của những người mắc bệnh thận hư thận yếu. Bởi vì, khi ăn vào sẽ không làm tăng lượng đường có trong máu, từ đó quá trình lọc ở thận cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải đã có những tư vấn về vấn đề: Người bị thận yếu nên làm gì để cải thiện bệnh, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây:
>>> Xem thêm: Ý nghĩa chỉ số creatinin trong suy thận. Click xem ngay
Cải thiện và tăng cường chức năng thận nhờ thảo dược
Hiện nay, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để tăng cường chức năng thận, phòng ngừa tình trạng thận hư thận yếu. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, phục hồi và cải thiện chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị bệnh thận hư thận yếu hiệu quả
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là sự kết hợp giữa các thảo dược và dược liệu có tác dụng: Hỗ trợ điều trị những triệu chứng của người bị thận hư thận yếu, sỏi thận, suy thận như mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…; Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như đái tháo đường, tăng huyết áp,…; Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận, làm chậm diễn tiến của suy thận, giảm nhu cầu chạy thận.
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách cải thiện và phục hồi chức năng thận thành công TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng. Cố vấn khoa khoa học Trần Quang Đạt tư vấn: “Chỉ số creatinine giảm, suy thận được cải thiện sau khi kết hợp điều trị Tây y và dùng Ích Thận Vương là rất tốt. Ích Thận Vương ra đời đã nhiều năm, được khuyến cáo sử dụng từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả khả quan”. Mời bạn xem chi tiết trong video sau:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính TẠI ĐÂY
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về 6 thói quen xấu dẫn đến bệnh thận hư thận yếu. Hãy ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương để không phải lo lắng về tình trạng thận suy yếu, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng thận hư thận yếu và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh