Đau là triệu chứng thường gặp nhất của sỏi thận, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Vậy sỏi thận đau ở đâu? Cần làm gì để giảm các triệu chứng cũng như cơn đau do sỏi thận gây ra? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết vị trí đau sỏi thận và cách giảm đau hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!
Tại sao sỏi thận lại gây đau?
Sỏi làm tổn thương thận, tiết niệu, tăng áp lực và gây co thắt, dẫn đến những cơn đau khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến học tập, công việc. Bạn có thể hình dung đường tiết niệu như một hệ thống dẫn nước. Nước từ thận sẽ đi qua niệu quản xuống dưới bàng quang và niệu đạo rồi ra ngoài. Khi bạn có sỏi ở thận đồng nghĩa với việc viên sỏi cũng sẽ di chuyển theo hành trình như ở trên, vị trí nào sỏi ở lại thì có thể gây ra cơn đau.
Triệu chứng thường thấy của sỏi thận là gây ra các cơn đau
Theo giải thích của Bác sĩ Lesser, Trung tâm Y tế Torrance ở Los Angeles, sỏi thận gây đau là do viên sỏi làm cản trở đường dẫn nước tiểu, tăng áp lực cho thận dẫn đến các cơn đau. Mặc dù ở ống thận không có các dây thần kinh cảm giác, nhưng các mô xung quanh lại có. Khi ống thận phồng ra, chèn ép lên các mô này, kích hoạt dây cảm giác đau truyền tín hiệu.
Bên cạnh đó, những tổn thương do sỏi thận gây ra trong đường tiết niệu có thể gây nhiễm khuẩn tại nhiều vị trí như: Viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang,… khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng hơn.
>>> Xem thêm: Tại sao phải lọc máu khi suy thận đến giai đoạn cuối?
Sỏi thận đau ở đâu, bạn đã biết chưa?
Biểu hiện đặc trưng của sỏi thận là gây ra các cơn đau dữ dội, đau quặn. Sỏi thận sẽ gây đau với các mức độ khác nhau tùy theo vị trí, kích thước và số lượng sỏi. Nhưng điển hình nhất là cơn đau quặn thận với những đặc điểm như sau:
+ Về vị trí: Cơn đau bắt đầu ở vùng hố thắt lưng (có thể ở một hoặc cả hai bên), sau đó lan tới vùng hạ sườn, bụng dưới hoặc ra sau lưng sang bên đối diện và xuống đến bộ phận sinh dục ngoài.
Sỏi thận thường gây đau dữ dội vùng thắt lưng
+ Về đặc điểm: Các cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột, không báo trước.
+ Cường độ đau: Những cơn đau quặn thận thường dữ dội, kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ. Lúc này, việc đổi tư thế không thể giúp giảm đau. Một số trường hợp sỏi nhỏ nằm ở bể thận sẽ gây đau âm ỉ trong thời gian dài.
+ Các triệu chứng kèm theo: Ngoài biểu hiện đau, sỏi thận có thể kèm theo những triệu chứng như: Rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, nước tiểu có màu sắc bất thường như màu nâu nhạt, màu hồng, nước tiểu có mùi hôi khó chịu), buồn nôn, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi…
>>> Xem thêm: Suy thận mạn có chữa được không? Làm thế nào để cải thiện?
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất ở đường tiết niệu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người mắc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
+ Sỏi tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang) thường xuất hiện ở nơi dòng nước chảy qua yếu như: Cổ bàng quang, niệu quản chậu, lỗ sáo, thận… Khi sỏi thận di chuyển, nhất là sỏi có gai nhọn sẽ gây ra những cơn đau quặn thận, đau thúc từ thắt lưng lan ra bụng kèm theo tình trạng đái buốt, đái ra máu.
+ Sỏi nằm ở nhóm đài thận sẽ làm tắc, gây giãn thận, ứ nước và lâu dần khi không được chữa trị kịp thời, đài thận không co lại về như bình thường. Nguy hiểm hơn là khi nó làm giảm chức năng và gây suy thận.
Sỏi thận dễ biến chứng thành suy thận
+ Với trường hợp sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc niệu quản, niệu đạo sẽ gây ra tổn thương, phù nề, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khi bị nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn tới suy thận, thận mủ.
+ Sỏi thận không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng tắc đường tiểu, viêm nhiễm, xơ hóa đường tiểu, đài thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chức năng co bóp, hoại tử đường tiểu, thậm chí có người còn bị vỡ thận và bàng quang rất nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?
Mẹo giảm đau sỏi thận có thể áp dụng tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để vừa làm giảm đau quặn thận đồng thời tăng hiệu quả điều trị:
+ Uống nhiều nước: Nước sẽ làm giảm cơn đau do sỏi thận gây ra, không những vậy, nó còn giúp nước tiểu trở về màu sắc bình thường (vàng nhạt chứ không phải màu nâu). Điều này cũng thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra khỏi thận của bạn. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống các loại nước ép cần tây hay trà hoa cúc,… cũng rất tốt.
+ Sử dụng nhiệt độ để giảm đau: Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán vào vị trí đau. Nhiệt độ cao sẽ xoa dịu các dây thần kinh, làm giảm cơn đau và giúp máu lưu thông qua các vị trí thuận lợi.
Bạn có thể giảm đau sỏi thận bằng cách chườm ấm
+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Bạn nên chọn những loại hoa quả chứa nhiều chất chống kết tinh sỏi tự nhiên như: Cam, bưởi, quýt,…
+ Cắt giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn: Khuyến cáo không nên ăn nhiều hơn 2,3g muối/ngày.
+ Hạn chế đạm động vật: Người bị sỏi thận không nên hấp thụ quá 150g thịt/ngày, hãy hạn chế các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật,…
+ Tránh lạm dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
+ Cân đối nhóm thực phẩm chứa canxi (phô mai, trứng, sữa,…) và oxalat (củ cải, khoai lang, khoai tây,…).
+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, không ngồi quá lâu ở một tư thế.
+ Không nên nhịn tiểu.
Chế độ ăn giúp phòng ngừa sỏi thận như thế nào? Những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
>>> Xem thêm: Chữa sỏi thận bằng rau ngót có hiệu quả không?
Phương pháp cải thiện sỏi thận an toàn, hiệu quả
Thực hiện các biện pháp sống khỏe bằng cách ăn uống cân bằng và có hoạt động thể chất lành mạnh là cách giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện sỏi thận hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để bảo vệ thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đang là xu thế không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Một sản phẩm ra đời chuyên dành cho thận, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả
Với thành phần chính từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… Ích Thận Vương là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng của sỏi thận và suy thận. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.
Cảm nhận của khách hàng
Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân (sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM). Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm có chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về sử dụng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Thái (Bình Định) – SĐT: 0796.745.054 về cách cải thiện triệu chứng suy thận độ 3 TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Những vị thuốc nào trong Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận? Những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của thảo dược dành dành trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận TẠI ĐÂY
Hy vọng những thông tin mà bài viết đã đưa ra giúp bạn nhận biết đúng vị trí sỏi thận đau ở đâu và cách điều trị hiệu quả. Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh sỏi thận, suy thận và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
Hà Nguyễn