Sỏi niệu quản là loại sỏi thường gặp trong số các bệnh sỏi đường tiết niệu. Sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Điều trị sỏi niệu quản bằng cách nào? Tất cả thông tin về triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi niệu quản sẽ được tổng hợp chi tiết ở bài viết dưới đây.
Sỏi niệu quản là gì?
Niệu quản là ống dài khoảng 25cm, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, trên đường dẫn có 3 vị trí hẹp sinh lý.
So với sỏi thận, sỏi niệu quản ít gặp và dễ điều trị hơn nhưng chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng sớm nếu nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày.
Dựa vào vị trí giải phẫu, sỏi niệu quản được chia thành 3 loại là sỏi ⅓ dưới, sỏi ⅓ giữa và sỏi ⅓ trên.
Nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản
Sỏi tiết niệu có 2 loại là sỏi nguyên phát (sỏi cơ thể) và sỏi thứ phát (sỏi cơ quan). Rối loạn sinh hóa trong cơ thể sinh ra sỏi nguyên phát còn những tác động làm tắc nghẽn đường bài tiết, ứ đọng nước tiểu sẽ gây ra sỏi thứ phát.
Phần lớn sỏi niệu quản nguồn gốc từ sỏi thận, di chuyển xuống dưới và dừng lại tại các chỗ hẹp sinh lý của niệu quản. Các nguyên nhân khác gây sỏi niệu quản là:
- Mắc các bệnh lý làm tăng khả năng tạo sỏi như bệnh tuyến giáp - tuyến cận giáp, rối loạn chuyển hóa canxi, bệnh lý về xương,...
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Thói quen uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu, lười vận động, dư thừa vitamin C,...
- Môi trường làm việc dưới nắng nóng lâu dài dẫn đến ra nhiều mồ hôi, mất nước.
- Dị dạng, bất thường giải phẫu tại niệu quản làm nước tiểu ứ đọng tạo sỏi như hẹp niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đôi, niệu quản đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới, polyp niệu quản,...
Nhịn tiểu là một nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản
Triệu chứng của sỏi niệu quản
Triệu chứng của sỏ i niệu quản thường không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiết niệu khác.
Triệu chứng điển hình: Cơn đau quặn thận nặng hơn sỏi thận
Cơn đau quặn thận điển hình do sỏi di chuyển trong niệu quản, gây co thắt. Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội từng cơn, từ thắt lưng lan xuống bẹn và bộ phận sinh dục.
Sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau bão thận nặng hơn sỏi thận vì:
- Sỏi niệu quản thường di động do nhu động của niệu quản và kích thước sỏi khá nhỏ.
- Sỏi niệu quản cọ xát vùng niêm mạc, gây phản ứng co thắt mạnh hơn sỏi thận do vùng niệu quản có nhiều dây thần kinh hơn chủ mô thận, bể thận và đài thận.
Ngoài ra, sỏi niệu quản còn gây đau do kích ứng. Triệu chứng đau khi phóng tinh có thể gợi ý đến sỏi niệu quản chậu, đoạn sát bàng quang do túi tinh và ống dẫn tinh bị viêm.
Tiểu lẫn máu, tiểu đục, tiểu ra sỏi
Sỏi niệu quản thường xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu vi thể hoặc đại thể, nước tiểu có màu nước rửa thịt và phát hiện được bằng mắt thường. Nước tiểu đục, có mủ kèm theo sốt cao, rét run, đái buốt, đái rắt trong trường hợp nhiễm trùng thận ngược chiều. Tiểu ra sỏi ít gặp nhưng có giá trị trong chẩn đoán sỏi niệu quản.
Nếu sỏi không di chuyển và gây bế tắc đường tiểu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không điển hình như mỏi lưng, đau vùng thượng vị, hạ sườn khi bị viêm dạ dày và túi mật.
Khi mắc sỏi thời gian dài dẫn đến biến chứng suy thận, có thể xuất hiện vô niệu, đầy hơi, sình bụng, ói mửa, thiếu máu, mất ngủ,...
Tiểu đục, tiểu ra sỏi là triệu chứng của sỏi niệu quản
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Sỏi niệu quản thường nhỏ và có thể đào thải tự nhiên theo đường tiểu. Tuy nhiên, sỏi kích thước lớn, bề mặt sần sùi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Giãn đài bể thận do ứ nước tại thận: Sỏi chặn đường nước tiểu đi qua làm nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra bên ngoài, dẫn đến ứ nước tại thận, giãn đài bể thận, ảnh hưởng tới chức năng thận.
- Viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viên sỏi niệu quản thường di động, khi di chuyển sẽ làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn là sốt cao, rét run, hố thắt lưng căng đau.
- Suy thận cấp: Biến chứng xảy ra khi sỏi làm tắc hoàn toàn niệu quản, dẫn đến vô niệu.
- Suy thận mạn: Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu diễn ra một thời gian dài sẽ gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không thể phục hồi.
Chẩn đoán xác định sỏi niệu quản
Nếu chỉ thông qua triệu chứng lâm sàng thì vẫn chưa thể phân biệt được sỏi niệu quản và các bệnh đường tiết niệu khác. Vì vậy, cần thực hiện thêm các xét nghiệm sau để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh.
Siêu âm ổ bụng
Đây là một trong những phương pháp cận lâm sàng không xâm lấn đầu tiên được yêu cầu thực hiện khi phát hiện cơn đau quặn thận. Siêu âm bụng giúp phát hiện sỏi và xem tình trạng, mức độ ứ nước của thận. Siêu âm cũng cho phép quan sát được phần nào sỏi niệu quản, đặc biệt với trường hợp sỏi không cản quang.
Dù khá hữu ích trong cấp cứu nhưng siêu âm ổ bụng chỉ mang tính chất định hướng vì không mô tả chính xác vị trí sỏi và chưa đánh giá được chức năng thận.
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Xét nghiệm máu cho biết trong máu có chứa nhiều canxi hoặc acid uric hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng thận, tình trạng nhiễm trùng kèm theo hoặc kiểm tra các bệnh lý khác.
Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá sự có mặt của hồng cầu, bạch cầu hay vi trùng khi nghi ngờ nhiễm trùng đường niệu. Trong trường hợp tổn thương thận, nước tiểu có chứa cả albumin.
Chẩn đoán xác định sỏi niệu quản bằng xét nghiệm máu và nước tiểu
Chụp X-quang hệ niệu có cản quang (UIV)
Phương pháp này rất có giá trị trong trường hợp buộc phải can thiệp phẫu thuật lấy sỏi. Phim UIV có thể mô tả được hình ảnh đài bể thận và niệu quản, qua đó xác định vị trí sỏi trong đường tiết niệu, mức độ giãn nở của đài bể thận.
Trường hợp thận ứ nước nhiều, tiêm thuốc cản quang trước từ 2 - 4 - 8 giờ sau đó mới chụp phim. Nếu kết quả chụp phim muộn vẫn không thấy thận bài tiết, thận có thể đã hư hại nghiêm trọng. Khi cả hai thận đều có sỏi, UIV cần thiết trong việc ưu tiên lựa chọn thận nào để phẫu thuật.
UIV còn có thể chẩn đoán phân biệt sỏi niệu quản vùng hố chậu và vết vôi hóa ở vùng này vì khi chụp nghiêng, vết vôi hóa nằm bên ngoài đường đi còn sỏi vẫn nằm trên đường đi của niệu quản.
Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR)
Khi UIV và các triệu chứng lâm sàng chưa đủ để kết luận sỏi niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định chụp UPR. Hình ảnh trên phim UPR cho thấy sỏi màu trắng nhạt, giữa màu trắng đậm hoặc vùng khuyết giữa niệu quản màu trắng đậm. Thuốc cản quang bơm ngược theo ống thông niệu quản nên đến chỗ có sỏi sẽ bị dội xuống, từ đó phát hiện vị trí sỏi hoặc hẹp niệu quản.
Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR) chỉ thực hiện khi thật cần thiết vì phương pháp này có thể đưa vi khuẩn từ niệu đạo lên đường tiểu trên. Vì thế, ngày nay người ta thường dùng CT Scan để thay thế.
Chụp Multislice CT Scan MSCT
CT Scan có thể xác định vị trí sỏi, mức độ tắc nghẽn của niệu quản với độ nhạy 96%. Áp dụng CT Scan khi sỏi kém cản quang, chụp UIV không thấy hình ảnh thận hay vị trí niệu quản bị tắc.
Chụp CT Scan có thể xác định vị trí sỏi, mức độ tắc nghẽn của niệu quản
Điều trị sỏi niệu quản
Kích thước sỏi thay đổi từ 2mm - 2cm. Đa số sỏi < 5mm có thể di chuyển tự nhiên ra ngoài. Kích thước sỏi, triệu chứng đau quặn trên lâm sàng, độ ứ tắc, tình trạng nhiễm trùng niệu và tổn thương thận là các yếu tố quyết định phác đồ điều trị.
Điều trị nội khoa đẩy sỏi ra ngoài
Sỏi niệu quản làm tắc nghẽn đường niệu, lâu ngày gây phá hủy thận nặng và cần các biện pháp điều trị phức tạp hơn. Nên chỉ điều trị nội khoa khi sỏi nhỏ, nhẵn, bờ rõ nét, đường kính ≤ 5mm, chức năng thận và niệu quản bình thường. Điều trị sỏi niệu quản dựa trên nguyên tắc tạo điều kiện để sỏi di chuyển ra ngoài bằng cách giảm co thắt, giảm đau, uống nhiều nước hoặc truyền dịch đẳng trương.
- Giảm cơn đau quặn thận: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là lựa chọn đầu tay. NSAID có tác dụng giảm đau tốt hơn các opioid trong điều trị cơn đau quặn thận. Các thuốc được ưu tiên gồm: Diclofenac sodium, Indomethacin và Ibuprofen.
- Giãn cơ trơn niệu quản: Ưu tiên dùng chất ức chế thụ thể adrenergic hoặc ức chế kênh Ca2+. Khi dùng các thuốc này sẽ giúp tăng khả năng tống xuất sỏi tự nhiên ra khỏi cơ thể. Các thuốc giãn niệu quản còn làm tăng áp suất thủy tĩnh phía trên sỏi nên chúng có thể di chuyển dễ dàng. Các thuốc thường dùng gồm Tamsulosin (phổ biến nhất), Terazosin, Doxazosin.
Điều trị nội khoa không chỉ giúp sỏi niệu quản xuống phía bàng quang thuận lợi hơn mà còn giảm bớt thời gian di chuyển của sỏi và hạn chế cơn đau quặn thận.
Điều trị nội khoa giúp đẩy sỏi ra khỏi cơ thể
Bạn đang gặp vấn đề bệnh thận và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả!
Điều trị ngoại khoa mổ lấy sỏi, tán sỏi
Người bệnh sẽ được can thiệp ngoại khoa khi gặp các trường hợp sau:
- Sỏi niệu quản lớn (> 5mm), khả năng di chuyển tự nhiên thấp.
- Sỏi gây tắc nghẽn và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Người bệnh không đáp ứng giảm đau và điều trị nội khoa.
- Chức năng thận suy giảm (suy thận) hoặc trường hợp sỏi niệu quản hai bên, sỏi niệu quản/thận độc nhất.
Tùy vào vị trí và kích thước của sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp khác nhau.
Sỏi niệu quản đoạn gần, kích thước ≤ 1cm:
- Sỏi có đường kính chiều ngang < 7mm: Nếu điều trị nội khoa 1 tháng mà sỏi không di chuyển phải thực hiện lấy sỏi chủ động thông qua tán sỏi ngoài cơ thể.
- Sỏi có đường kính chiều ngang > 7mm đến ≤ 1cm: Ưu tiên lựa chọn tán sỏi ngoài cơ thể, có thể áp dụng nội soi tán sỏi ngược dòng.
Sỏi niệu quản đoạn gần, kích thước > 1cm: Các biện pháp có thể sử dụng bao gồm tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng, tán sỏi qua da, mổ mở lấy sỏi, nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
Sỏi niệu quản đoạn xa: Hai phương pháp được chọn là tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi tán sỏi ngược dòng.
Bên cạnh đó, khi chỉ định lấy sỏi, cần cân nhắc một số điểm như sau:
- Với bệnh nhân có nhiễm trùng, trước khi can thiệp lấy sỏi nên điều trị kháng sinh.
- Nếu người bệnh dùng salicylate, ngưng thuốc 10 ngày trước khi tiến hành các thủ thuật lấy sỏi.
- Chống chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể và lấy sỏi qua da ở phụ nữ có thai.
- Ở bệnh nhân có máy tạo nhịp vẫn có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Điều trị ngoại khoa bao gồm tán sỏi qua da, mổ mở lấy sỏi,...
>>>XEM THÊM: Cách điều trị sỏi niệu quản 6mm
Cách dự phòng sỏi niệu quản tái phát
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày nhằm dự phòng tái phát sỏi niệu quản:
- Bổ sung đầy đủ nước hàng ngày: Những người tiền sử sỏi thận được khuyến cáo là uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để có thể thải ra từ 2,5 - 2,6 lít nước tiểu/ngày.
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều oxalat: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa oxalat là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi calci. Một số thực phẩm nên hạn chế như: Phô mai, sữa, cacao, đậu bắp, củ cải,...
- Hạn chế sử dụng muối và tiêu thụ protein từ động vật: Bạn nên giảm lượng muối trong các bữa ăn và sử dụng protein từ thực vật thay thế cho protein động vật như nấm.
Ích Thận Vương - Hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản hiệu quả
Để hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản, người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược tốt cho thận, tăng cường chức năng thận từ bên trong. Ích Thận Vương là sản phẩm chứa nhiều dược liệu bổ thận và là giải pháp hiệu quả cho những người mắc các bệnh về thận như sỏi niệu quản.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản
Ích Thận Vương có thành phần chính là dành dành - thảo dược được chứng minh có tác dụng bảo vệ thận, ức chế dịch chuyển biểu mô, trung mô, giảm tiến triển xơ hóa thận trong bệnh lý thận tắc nghẽn (theo nghiên cứu năm 2017 của Xiaobo Li và cộng sự công bố trên tạp chí y khoa thế giới Pubmed). Sản phẩm còn có sự phối hợp của nhiều thành phần thảo dược với tác dụng lợi tiểu, chống viêm khác như râu mèo, mã đề, bạch phục linh, đan sâm, hoàng kỳ,...
Với công thức gồm những thành phần trên, Ích Thận Vương đem đến tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho các tế bào thận, tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng suy thận và sỏi thận.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào năm 2021, có 92,9% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm Ích Thận Vương.
Có 92,9% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng về Ích Thận Vương
Khẳng định vị thế trên thị trường đã hơn 10 năm, Ích Thận Vương đã trở thành cái tên không còn xa lạ với những người mắc bệnh về thận. Bác Ngô Tấn Thuận (sinh năm 1955, trú tại Bình Chánh, TP HCM) mắc suy thận độ 2, mỗi đêm đi tiểu 7 - 8 lần. Trong một lần theo dõi chương trình “Tư vấn sức khỏe 24h”, bác biết đến sản phẩm Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận nên mua về dùng. Sau 5 tuần kiên trì sử dụng, hai chân bác bớt phù, lưng bớt đau, đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ dậy 1 - 2 lần. Sau 3 tháng, tình trạng tiểu đêm giảm hẳn, các chỉ số về mức bình thường, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Theo dõi chi tiết chia sẻ của bác Thuận tại video sau:
PGS.TS Trần Đình Ngạn từng phát biểu trên chương trình “Tư vấn sức khỏe 24h” ở kênh truyền hình Quốc hội về tác dụng các thành phần của Ích Thận Vương như sau: “Dành dành đã được nghiên cứu chứng minh làm chậm lại quá trình xơ hóa thận, làm chậm dịch chuyển biểu mô và trung mô. Đan sâm chống gốc tự do, chống đông máu và tắc mạch, chống đau thắt động mạch vành rất tốt.” Xem chi tiết chia sẻ của chuyên gia qua video dưới đây:
Hiện tại, Ích Thận Vương đang có chương trình tiết kiệm chi phí hấp dẫn. Khi mua 6 hộp Ích Thận Vương 30 viên, bạn được tặng thêm 1 hộp cùng loại. Tương tự với mua 2 hộp Ích Thận Vương 90 viên hoặc 1 hộp Ích Thận Vương 180 viên, bạn sẽ được tặng thêm 1 hộp 30 viên. Thêm vào đó, nếu sản phẩm đem lại hiệu quả không như mong muốn, nhãn hàng cam kết hoàn lại 100% số tiền cho người dùng.
Ích Thận Vương cam kết hoàn tiền 100% nếu không hiệu quả
Bài viết trên là tổng quan những thông tin về bệnh sỏi niệu quản: Triệu chứng, biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị. Nếu còn ý kiến thắc mắc gì về bệnh sỏi niệu quản hoặc liên hệ đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với mức giá ưu đãi nhất, vui lòng liên hệ theo số hotline 0917.214.851 – 0975.284.017.
Dược sĩ Đào Ngọc
Tài liệu tham khảo