Sỏi niệu quản là bệnh lý tiết niệu phổ biến tại Việt Nam và ngày càng có xu hướng tăng cao. Triệu chứng sỏi niệu quản ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Điều này khiến nhiều người không chú ý và phát hiện bệnh muộn hơn. Cùng nhận diện và ghi nhớ 5 triệu chứng cảnh báo sỏi niệu quản trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn đã bị sỏi niệu quản nếu có 5 triệu chứng này
Phần lớn sỏi niệu quản là sỏi từ thận đi xuống theo dòng nước tiểu. Một số ít sỏi được hình thành do sự tích tụ của các khoáng chất tại niệu quản. Số lượng sỏi có thể là một viên hoặc một chuỗi sỏi. Đây là dạng sỏi nguy hiểm nhất trong nhóm các bệnh sỏi tiết niệu thường gặp. Khi sỏi nằm trong lòng ống niệu quản sẽ cản trở dòng nước tiểu khiến chúng bị ứ lại ở trên thận và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 5 triệu chứng sỏi niệu quản thường gặp:
Cơn đau quặn thận là triệu chứng điển hình của bệnh sỏi niệu quản
Đau hông, thắt lưng
Đau là triệu chứng thường gặp khi bị sỏi niệu quản. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột hai bên hông và vùng thắt lưng. Đau có thể xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn, thậm chí có thể kéo dài hàng giờ. Cơn đau thường không ở một vị trí mà đau lan dần xuống bụng dưới, cơ quan sinh dục với các mức độ khác nhau và không có tư thế giảm đau.
Tiểu buốt, tiểu rắt
Khi sỏi di chuyển trong lòng ống niệu quản có thể cọ xát lên thành ống. Điều này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi khi đi tiểu. Ngoài ra, người bệnh thường cảm thấy muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.
Tiểu ra máu
Người bệnh có thể nhận thấy nước tiểu có màu đỏ, màu như nước rửa thịt. Đây là máu do cạnh sỏi sắc nhọn làm tổn thương thành ống niệu quản gây ra. Tuy nhiên, nếu chảy máu ít bạn có thể không nhận thấy màu sắc bất thường của nước tiểu.
Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu
Tiểu đục váng, có mùi lạ là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng thận ngược chiều. Đây là triệu chứng đặc biệt nguy hiểm đe dọa chức năng thận và có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.
Nôn, buồn nôn, sốt cao, rét run
Đây là các triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, nếu các triệu chứng này kèm với tình trạng tiểu đục, có mùi hôi thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
Bạn đang gặp vấn đề sỏi niệu quản và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Khác với sỏi thận hay sỏi bàng quang, sỏi niệu quản dù có kích thước lớn hay nhỏ đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Tắc nghẽn đường tiểu: Sỏi niệu quản chặn đường nước tiểu đi qua khiến nước tiểu không thể xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài. Điều này gây ứ đọng nước tiểu tại thận, giãn đài bể thận, giãn niệu quản. Tắc nghẽn đường tiểu lâu dần sẽ gây ra những cơn đau quặn thận dữ dội và suy giảm chức năng thận.
- Viêm đường tiết niệu: Sỏi di chuyển trong lòng niệu quản có thể cọ xát gây ra tổn thương các tế bào. Khi các tế bào lòng ống bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng thận, kẽ thận, thận ứ mủ.
- Suy thận cấp: Nếu sỏi có kích thước quá lớn làm tắc hoàng toàn ống niệu quản khiến thận mất khả năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể gây suy thận cấp.
- Suy thận mạn: Sỏi không được loại bỏ gây viêm đường tiết niệu trong thời gian dài dẫn đến suy thận mạn. Lúc này các tế bào của thận đã bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, đồng nghĩa với người bệnh mất chức năng thận.
Sỏi niệu quản có thể gây biến chứng suy thận mạn
Các phương pháp tây y điều trị sỏi niệu quản
Các triệu chứng sỏi niệu quản ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, điều trị sỏi niệu quản là điều rất cần thiết. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản bằng tây y bao gồm: Điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa và điều trị cấp cứu.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bảo tồn hệ tiết niệu là chỉ định đầu tay cho trường hợp sỏi niệu quản có đường kính dưới 5mm, nhẵn, bờ rõ nét, thận và niệu quản còn chức năng bình thường. Căn cứ trên các triệu chứng sỏi niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm như: Acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium, diclofenac được dùng nhằm cải thiện tình trạng khó chịu, đau do sỏi.
- Thuốc giãn cơ trơn: Giãn rộng ống niệu quản để đào thải sỏi dễ dàng hơn. Thường dùng nhất là buscopan, drotaverin.
- Thuốc kiềm hóa nước: Bicarbonate de sodium làm thay đổi pH của nước tiểu, tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
- Thuốc giảm nồng độ khoáng chất: Allopurinol được chỉ định trong trường hợp sỏi acid uric.
- Thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu nhẹ nhóm nhóm thiazid có tác dụng tăng lưu lượng nước tiểu, giúp đào thải sỏi tốt hơn.
- Thuốc kháng sinh: Dự phòng và điều trị tình trạng viêm đường tiết niệu. Ưu tiên sử dụng các nhóm kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn gram âm như cephalosporin thế hệ 3, quinolon và aminoglycoside.
Thuốc được sử dụng điều trị sỏi nhỏ, chưa gây biến chứng
Can thiệp ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu
Trong trường hợp như sỏi kích thước trên 1cm, có nhiễm trùng tiết niệu, không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa hay chức năng thận bị suy giảm,... can thiệp ngoại khoa là một giải pháp cấp thiết nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng do sỏi niệu quản gây ra. Các can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định bao gồm:
- Tán sỏi ngược dòng.
- Tán sỏi qua da.
- Lấy sỏi bằng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc.
- Mổ mở lấy sỏi niệu quản.
Tán sỏi niệu quản ngược dòng là kỹ thuật ngoại khoa ít xâm lấn nhất
Điều trị cấp cứu sỏi niệu quản
Người bệnh sỏi niệu quản gây viêm thận bể thận cấp tính có triệu chứng như đau hông kèm sốt, rét run cần được cấp cứu để xử lý tình trạng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, điều trị cấp cứu còn được thực hiện đối với người bị tổn thương thận cấp tính do sỏi niệu quản. Các chỉ định điều trị gồm:
- Điều trị cơn đau quặn thận: Dùng thuốc kháng viêm không steroid, paracetamol, morphin,.. để giảm đau.
- Kháng sinh: Điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Can thiệp mở thận qua da.
- Đặt thông niệu quản.
>>XEM THÊM: Bị sỏi niệu quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để sớm khỏi bệnh, tránh tái phát?
Hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản bằng thảo dược
Mặc dù các phương pháp điều trị tây y có thể giảm nhanh các triệu chứng sỏi niệu quản. Tuy nhiên, không thể tránh được các tác dụng phụ do thuốc, phẫu thuật gây ra như hạ huyết áp, chảy máu, rối loạn tiểu tiện. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên điều trị nội khoa kết hợp với các thảo dược từ thiên nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tiêu biểu trong các nhóm thảo dược là cây dành dành.
Trong y học cổ truyền, lá và cành dành dành có vị đắng hơi chát, tính hàn hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng thận. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh hoạt chất crocin có trong quả dành dành được ứng dụng trong điều trị sỏi tiết niệu.
Tuy nhiên, sử dụng các thảo dược thường khiến nhiều người e ngại vì tốn thời gian đun nấu, sắc thuốc. Cải thiện được điều đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng dành dành kết hợp với các thảo dược quý như đan sâm, mã đề, râu mèo, bạch phục linh,... tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương dạng viên nén rất tiện dụng. Ích Thận Vương có các tác dụng như:
- Hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản, sỏi thận.
- Giảm nguy cơ biến chứng do sỏi niệu quản gây ra.
- Tăng cường chức năng và bảo vệ thận.
- Cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, phù, thiếu máu, đau đầu,.. ở người bệnh suy thận.
- Làm chậm tiến triển của bệnh suy thận, giảm nhu cầu chạy thận.
Ích Thận Vương hỗ trợ ngăn ngừa sỏi tái phát hiệu quả
Sỏi niệu quản là bệnh lý gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chủ động theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng sỏi niệu quản giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số điện thoại 0917214851-0975284017 để nhận được sự tư vấn.
Link tham khảo:
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/u/ureter-stones.html
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16514-ureteral-stones