Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường diễn biến bất ngờ và có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Thế nhưng, còn nhiều phụ huynh chưa nắm rõ được thông tin về căn bệnh nguy hiểm này. Vậy viêm cầu thận cấp ở trẻ là gì? Có những dấu hiệu nào giúp nhận biết căn bệnh này và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?
Viêm cầu thận cấp xảy ra khi các cầu thận bị viêm nhiễm, dẫn đến mất chức năng loại bỏ những chất thải khỏi cơ thể. Tình trạng này khiến cho những chất thải tích tụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở trẻ em, bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn ngoài da và thường chiếm tỷ lệ cao. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 14, tỷ lệ nam nhiều gấp đôi nữ. Suy thận cấp hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và những người trên 20 tuổi. Đặc biệt, khi xuất hiện ở người lớn thì khả năng phục hồi kém hơn nhiều so với trẻ em. Ở nước ta, bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra vào mùa hè (do tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da) và mùa đông (do viêm họng). Bệnh đôi khi có thể gây dịch trong một quần thể dân cư hay trường hợp điều kiện vệ sinh kém.
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh gì?
Có một số nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ như:
+ Do nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng).
+ Do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể hay các bệnh như nhiễm HIV, lupus ban đỏ làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.
+ Do hậu quả của các bệnh lý làm ảnh hưởng đến hệ mạch máu như: Viêm mạch hoặc henoch schonlein ban xuất huyết.
>>> Xem thêm: Các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán hội chứng thận hư không thể bỏ qua
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?
Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ngoài da (mụn mủ cả vùng da) hoặc ở cổ họng (sốt, đau họng, amidan mưng mủ, sưng to) từ 1 - 3 tuần. Đôi khi có một số dấu hiệu báo trước như: Sốt nhẹ từ 37,5ºC - 38,5ºC, đau vùng thắt lưng, đau bụng, buồn nôn. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ bùng phát dữ dội với các biểu hiện như:
Phù
Phù thường là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên mà bạn có thể nhận biết khi trẻ mắc viêm cầu thận cấp. Khi đó, trẻ sẽ có cảm giác nặng mặt, hai mí mắt sưng nhẹ và phù cả hai chân, khi ấn vào tạo thành vệt lõm. Biểu hiện phù nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều.
Tiểu ít (thiểu niệu, vô niệu)
Đi kèm với triệu chứng phù là hiện tượng tiểu ít. Phù càng nhiều thì nước tiểu càng ít dần đi. Khi lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày được gọi là thiểu niệu và dưới 100 ml/ngày là vô niệu. Biểu hiện tiểu ít thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài khoảng 3 – 4 ngày.
Tiểu ra máu
Mỗi ngày đi đái ra máu từ 1 - 2 lần, xuất hiện liên tục trong tuần đầu. Về sau, tần suất tiểu ra máu giảm dần rồi hết hẳn. Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách phân biệt màu nước tiểu khi không được khỏe mạnh để báo cho bố mẹ về các dấu hiệu mà chúng nhận thấy.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một triệu chứng lâm sàng thường gặp ở người bị viêm cầu thận cấp. Khi trẻ em mắc viêm cầu thận cấp, huyết áp vào khoảng 140/90 mmHg. Đối với trường hợp tăng huyết áp kịch phát trong khoảng 180/100 mmHg và kéo dài sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đầu dữ dội, lơ mơ, co giật, hôn mê.
>>> Xem thêm: Sỏi thận đau ở đâu và cách giảm đau hiệu quả
Điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp cho trẻ sẽ được chỉ định dựa vào các yếu tố:
+ Tuổi, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh của trẻ.
+ Nguyên nhân gây bệnh.
+ Tình trạng bệnh.
+ Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ tục hoặc liệu pháp cụ thể.
Phương pháp điều trị tập trung vào làm chậm sự tiến triển của bệnh, không làm bệnh nặng hơn và ngăn ngừa các biến chứng.
Sử dụng kháng sinh
Nếu có nhiễm khuẩn, chuyên gia sẽ kê cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh như penicillin dạng uống hoặc tiêm. Hoặc có thể sử dụng liệu trình kết hợp giữa penicillin và thuốc ức chế enzym beta – lactamase.
Điều trị triệu chứng
+ Điều trị tăng huyết áp: Tùy từng trường hợp có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị như: Nhóm thuốc ức chế men chuyển (gây tác dụng phụ là ho, tăng kali máu,…); Nhóm thuốc chẹn thụ thể; Nhóm chẹn beta giao cảm; Nhóm chẹn kênh canxi (gây tác dụng phụ là làm tăng nhịp tim và bốc hỏa).
+ Điều trị phù: Tùy theo mức độ phù mà có thể sử dụng thuốc lợi tiểu cho hợp lý. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu thường được sử dụng nhất là sulfamid lợi niệu.
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm cầu thận cấp, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Vậy người viêm cầu thận cấp nên kiêng ăn gì để bệnh không tái phát. Để có câu trả lời cho thắc mắc này, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây với sự tư vấn của chuyên gia Trần Quang Đạt.
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo mà bạn nên biết
Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp bằng sản phẩm thảo dược
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm cầu thận cấp để lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị viêm cầu thận cấp nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung thảo dược để giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng những vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, giúp phục hồi và cải thiện chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.
Người bị viêm cầu thận cấp nên sử dụng Ích Thận Vương để chức năng thận được cải thiện
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ... giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp. Không những vậy, sản phẩm còn làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận cấp, sỏi thận,...
Các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm, vì trẻ em từ 6 tuổi trở lên là đã có thể sử dụng sản phẩm này. Tùy từng độ tuổi và sức khỏe thận, liều dùng và cách dùng sẽ khác nhau.
Cảm nhận của khách hàng
>>> Ích Thận Vương không chỉ cải thiện bệnh viêm cầu thận cấp hiệu quả mà còn hỗ trợ điều suy thận. Điển hình là trường hợp của ông Trần Thanh Bình (sinh năm 1940, trú tại 43/20 Dạ Nam, Phường 2, Quận 8, TP HCM).
Là cán bộ kỹ sư hóa chất đã về hưu, ông Bình chỉ còn một quả thận và 13 năm nay, ông đã phải chống chọi với cả suy thận lẫn tiểu đường. Trong lúc đang trăn trở, bế tắc, ông tình cờ xem tivi thấy quảng cáo một sản phẩm có khả năng giảm tần suất chạy thận và kéo dài tình trạng làm việc của thận, đó là Ích Thận Vương. Sau một thời gian sử dụng, ông thấy người không còn cảm giác mệt mỏi, tiểu đêm giảm, ngủ ngon giấc, ăn tốt hơn”, cùng xem ông Bình chia sẻ kinh nghiệm của mình trong video sau:
>>> Xem thêm: Chia sẻ của bà Trần Thị Nương (SĐT: 0832.781.969) về cách giảm độ suy thận tại nhà an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn: Bị bệnh viêm cầu thận có dùng được Ích Thận Vương để phòng ngừa suy thận không? mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây.
>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về công dụng của cây dành dành trong cải thiện chức năng thận, xem chi tiết TẠI ĐÂY
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về viêm cầu thận cấp ở trẻ em và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017