Ở Việt Nam, đa số bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán muộn, có tới 67% bệnh nhân đến viện phải lọc máu ngay do bệnh đã ở giai đoạn cuối. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của suy thận như sưng phù, xanh xao, thiếu máu,… đặc biệt là tiểu nhiều có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm và điều trị bảo tồn, giúp làm chậm tiến trình suy thận.

Những triệu chứng cảnh báo suy thận

Suy thận có thể diễn tiến chậm đến nỗi triệu chứng chỉ xuất hiện khi chức năng thận chỉ còn lại 1/10 so với mức bình thường. Bệnh nhân suy thận có một số dấu hiệu như: phù, thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, mất tập trung, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều, xét nghiệm thấy tăng urê, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu... Để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết và cao huyết áp.

Một trong những triệu chứng cảnh báo suy thận đó là tiểu nhiều. Tiểu nhiều có thể về thể tích (đa niệu, tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ) hoặc về số lần đi tiểu (tiểu thường xuyên). Người bình thường có thể đi tiểu 4-8 lần mỗi ngày. Nếu đi tiểu trên tám lần một ngày hoặc phải thức giấc để đi tiểu hơn một lần trong đêm thì được xem là tiểu nhiều. Mặc dù bàng quang có thể giữ được 600ml nước tiểu, nhưng cảm giác muốn tiểu xảy ra khi có khoảng 150ml nước tiểu trong bàng quang.

Bệnh nhân suy thận có thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu đêm, số lượng nước tiểu ban đêm thường nhiều hơn ban ngày. Trong suy thận  mạn, thông thường bệnh nhân vẫn giữ được lượng nước tiểu từ 500- 800ml/24 giờ cho đến khi suy thận giai đoạn 4. Do đó. khi có dấu hiệu đi tiểu quá nhiều lần trong ngày hay lượng nước tiểu trên 2,5l/24 giờ thì chúng ta nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa thận – tiết niệu để được đánh giá chức năng thận.

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Việc điều trị suy thận được tiến hành theo hướng bảo tồn, đến giai đoạn suy thận nặng, người bệnh cần can thiệp bằng phương pháp điều trị thay thế như: lọc máu, ghép thận. Xu hướng chung là điều trị dự phòng nhằm kéo dài thời gian suy thận nhẹ và vừa. Lọc máu là giải pháp để loại bỏ các chất thải độc hại tích tụ trong máu. Ghép thận là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, tuy nhiên, nguồn thận ghép rất hiếm và chi phí cao khiến tỷ lệ bệnh nhân được ghép thận không đáng kể.

Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến khích lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, ít tốn kém, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy thận. Sản phẩm tiêu biểu trong số này và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành giúp hạ huyết áp, chữa bồn chồn khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, miệng khát…; kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, trầm hương, mã đề… giúp cải thiện chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của suy thận, trong đó có tiểu nhiều…; hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy thận.

Từ khi xuất hiện tại các nhà thuốc, Ích Thận Vương đã đem lại tin vui cho nhiều người, điển hình là trường hợp của bà Lại Thị Phương ở TP. HCM. Bị suy thận, bà Phương thấy xuất hiện các triệu chứng: Phù chân, mất ngủ, mỗi đêm đi tiểu từ 3-4 lần, ăn uống không được, người mệt mỏi… May mắn đã đến khi bà biết tới Ích Thận Vương và mua về sử dụng: “Hai tháng đầu tôi uống Ích Thận Vương với liều 2 viên/ngày, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, tôi thấy bệnh suy thận giảm nhiều, đêm ngủ được, người khỏe mạnh, ăn ngon miệng, chân hết phù, mỗi đêm chỉ còn đi tiểu 1-2 lần. Mới đây, khi đến bệnh viện khám lại, bác sĩ lấy máu và nước tiểu xét nghiệm, thật bất ngờ là các chỉ số về chức năng thận của tôi đã tốt lên nhiều”- bà Phương cho biết.

Đối với suy thận, bên cạnh việc duy trì sử dụng Ích Thận Vương, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: nên ăn nhạt, uống nhiều nước (từ 1,5- 2 lít nước mỗi ngày) và hạn chế thực phẩm giàu đạm. Khi thấy có dấu hiệu tiểu nhiều lần mỗi ngày, bệnh nhân cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận.

Thu Hà