Suy thận đang trở thành mối lo của toàn xã hội. Thống kê cho thấy, cứ mỗi năm lại có thêm 8000 người bị suy thận và con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy bệnh suy thận có lây không? Làm thế nào để biết thận khỏe hay yếu? Có cách nào để cải thiện và tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa suy thận hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết này.

Suy thận và triệu chứng suy thận

Thận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Chúng thực hiện chức năng lọc máu, đào thải các chất độc hại, đồng thời tái hấp thu nước và sản xuất các hormone. Những dấu hiệu và triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm, bao gồm: Buồn nôn; Ói mửa; Chán ăn; Mệt mỏi và yếu; Các vấn đề giấc ngủ; Thay đổi lượng nước tiểu; Giảm sút tinh thần; Co giật cơ bắp và chuột rút; Nấc; Sưng bàn chân và mắt cá chân; Ngứa dai dẳng; Đau ngực, nếu tràn dịch màng tim; Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi; Cao huyết áp rất khó để kiểm soát,…

xet-nghiem-tong-phan-tich-nuoc-tieu-chuan-doan-chuc-nang-than.webp

Thay đổi về nước tiểu là biểu hiện suy thận

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện lâm sàng của bệnh chỉ xuất hiện khi cả 2 thận bị hủy hoại trên 90%. Chính vì vậy, những xét nghiệm định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá thông qua cách đọc các cấu trúc của đơn vị thận dưới lớp kính hiển vi hoặc sinh thiết thận. Một số xét nghiệm cần làm để đánh giá chức năng thận như: Thử máu, siêu âm bụng, chụp CT scan bụng, xạ hình thận, phân tích nước tiểu,… Nếu trong gia đình hoặc người thân có các bệnh di truyền về thận thì cần làm các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

>>> XEM THÊM: Suy thận nguy hiểm như thế nào?

Suy thận có lây không?

Suy thận có lây không là câu hỏi của nhiều người. Chúng tôi xin khẳng định là bệnh suy thận không lây từ người này sang người khác. Có chăng chỉ là những người bị suy thận cùng có những thói quen xấu về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lặp đi lặp lại hàng ngày như ăn quá mặn, uống ít nước, tiêu thụ nhiều đồ uống có ga,... Có nhiều nguyên nhân khác gây suy thận. Theo thống kê, khoảng 500 bệnh nhân mới bị suy thận mỗi năm tại Singapore, trong đó, tỷ lệ suy thận do tiểu đường là 50%, do tăng huyết áp là 9%.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với các chất độc hại, miễn dịch với thuốc, cũng như các bệnh nhiễm trùng khác như viêm cầu thận cấp,… cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến thận. Rối loạn chức năng gây ra bởi bệnh, làm cho thận không thể sản xuất nước tiểu, dẫn đến chất thải tích tụ trong máu. Lượng nước dư thừa không còn được thải ra một cách hiệu quả, dẫn đến phù nề. Khi lượng chất độc tích tụ quá nhiều trong cơ thể mà thận mất hoàn toàn khả năng lọc gọi là suy thận giai đoạn cuối. Bạn sẽ phải tiến hành chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

>>> XEM THÊM: Những tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận bạn cần biết

Những biến chứng có thể xảy ra của suy thận

Bệnh suy thận được chia thành 2 cấp độ là suy thận cấp tính và mạn tính. Suy thận cấp là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm đột ngột, bệnh thường phát triển nhanh chóng trong một vài giờ. Đặc điểm của suy thận cấp là tình trạng thiểu niệu, vô niệu kéo dài từ 1 - 3 tuần. Bệnh gây suy giảm chức năng lọc máu của cầu thận, người bệnh sẽ phải đối mặt với sự rối loạn điện giải, nước và thăng bằng kiềm toan máu. Đồng thời, các chất nitơ phi protein trong máu như ure, creatinin tăng dần sẽ khiến nguy cơ tử vong càng cao. Trong khi đó, suy thận mạn tính là tình trạng thận suy yếu một cách từ từ theo thời gian, từ nhiều tháng tới nhiều năm, sau đó mất chức năng vĩnh viễn và không phục hồi. Suy thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận khác của cơ thể.

Những biến chứng có thể xảy đến bao gồm:

- Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);

- Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu;

- Bệnh tim mạch, thiếu máu;

- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương;

- Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực;

- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật;

- Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng;

- Biến chứng trong thai kỳ mang nguy cơ cho người mẹ và thai nhi đang phát triển.

>>> XEM THÊM: Suy thận dẫn đến suy tim do những nguyên nhân ít ngờ tới

Ích Thận Vương giúp phòng ngừa suy thận như thế nào?

Để phòng ngừa suy giảm chức năng thận, các chuyên gia khuyên bạn nên:

- Kiểm soát tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu.

- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu.

- Không hút thuốc lá. Không uống nhiều rượu

- Nên ăn các thức ăn ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả.

- Cần uống đủ nước (khoảng 2 - 3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết).

- Tập thể dục đều đặn.

- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

- Khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

Ngoài ra, sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để bảo vệ thận, ngăn ngừa suy thận đang là xu thế không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Một sản phẩm ra đời chuyên dành cho thận, bảo vệ chức năng thận và ngăn ngừa suy thận, đó là Ích Thận Vương.

san-pham-ich-than-vuong-danh-cho-nguoi-suy-than-than-yeu.webp

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,... Sản phẩm giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

KINH NGHIỆM CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG SUY THẬN

>>> Suy thận độ 2, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, cân nặng giảm sút. Tuy nhiên, nhờ sử dụng Ích Thận Vương mà cuộc sống của ông Trần Bá Cam – SĐT: 0974.540.318 (sinh năm 1954, ở thôn Thanh Nê, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã trở lại bình thường.

Xem chi tiết chia sẻ của ông Cam TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách chữa suy thận tại nhà thành công Ở ĐÂY

Qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: Suy thận có lây không? Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề suy thận có lây không và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017