Suy thận mạn luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người bệnh. Nhằm ngăn ngừa suy thận tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần nhận biết những dấu hiệu ban đầu để đi khám và điều trị kịp thời.

Suy thận mạn và protein niệu

Thông thường, triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường với các biểu hiện như: phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu

Protein niệu là tình trạng xét nghiệm thấy có protein trong nước tiểu, thành phần của nó thông thường là albumin và globulin. Với người khỏe mạnh bình thường, protein niệu không có hoặc ở trong tiêu chuẩn cho phép (dưới 0,2g/24 giờ). Nếu protein niệu vượt quá 3g/24 giờ là dấu hiệu xấu, chứng tỏ người bệnh có tổn thương thận như: xơ hóa tiểu động mạch thận lành tính (hoặc ác tính), hội chứng thận hư, viêm cầu thận, suy thận…

Nếu nước tiểu chứa nhiều protein sẽ có màu đục, đặc biệt khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa, vẩn đục. Thông thường, protein niệu dương tính hay gặp trong các trường hợp sau:

-         Bệnh lý ở thận: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp và mạn tính, tăng huyết áp, suy tim, suy thận… kèm theo phù, urê tăng, creatinin máu tăng…

-         Ngoài ra, còn gặp trong một số bệnh như: đau tuỷ xương, bệnh ung thư… ở người trên 60 tuổi, không có hội chứng thận hư.

-         Protein niệu ở phụ nữ có thai: Thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ có kèm tăng huyết áp, phù nề… Nếu không điều trị dự phòng từ trước, sản phụ có thể bị sản giật, thai lưu…

Quá trình suy thận mạn kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng trường hợp cũng như số lượng giảm sút các đơn vị chức năng của thận. Lời khuyên của chuyên gia là nên đi kiểm tra chức năng thận 6 tháng một lần. Những đối tượng mắc bệnh có nguy cơ cao như: tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận, viêm cầu thận, gút, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, hay người cao tuổi cần kiểm tra chức năng thận thường xuyên 3 tháng một lần.

Hỗ trợ điều trị suy thận mạn theo hướng mới

Việc điều trị suy thận thường được tiến hành theo hướng điều trị bảo tồn bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với dùng thuốc. Khi suy thận ở giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thay thế cho bệnh nhân như: lọc máu tại bệnh viện, ghép thận, tuy nhiên chi phí rất cao, nguồn thận ghép còn hạn chế.

Hiện nay, nhiều chuyên gia và người bị suy thận đang có xu hướng sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng của suy thận, nổi bật cho xu hướng này và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ có tác dụng tăng cường chức năng thận, bảo vệ tế bào thận khỏi sự phá hủy. Đồng thời, Ích Thận Vương chứa nhóm dược liệu bổ máu (trầm hương, linh chi đỏ) và lợi tiểu (bạch phục linh, rây mèo, mã đề…) nên giúp cải thiện triệu chứng tiểu nhiều, phù thũng, tăng creatinin huyết, protein niệu,… hỗ trợ điều trị suy thận, kiểm soát các bệnh nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp.

Để phòng ngừa suy thận, bên cạnh duy trì sử dụng Ích Thận Vương, mọi người nên uống nhiều nước (1,5 lít mỗi ngày) để giúp thận đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể; ăn nhạt, hạn chế đạm động vật,… Với bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường,... nên kết hợp những phương pháp điều trị và chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ, đồng thời cần thường xuyên làm các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận như creatin huyết, protein niệu…  

Hội thảo khoa học: “Ích Thận Vương với bệnh suy thận mạn”:

1. Hội thảo về chiến lược điều trị suy thận mạn giới thiệu sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương tại Hà Nội tháng 7/2010 với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện ở Hà Nội.

2. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị suy thận mạn giới thiệu phương pháp sử dụng Ích Thận Vương tại TP.HCM tháng 7/2010 với sự tham gia của PGS.TS Dương Quang Trí và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM.

 

Dược sĩ Đào Ngọc