Suy thận mạn làm tăng nguy cơ tử vong gấp 5 lần so với người bình thường. Có lẽ đó là lý do mà bệnh lý này được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Bên cạnh đó, suy thận mạn tiến triển âm thầm, thường khi các triệu chứng bệnh biểu hiện ra ngoài thì chức năng thận đã bị suy giảm nhiều. Do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng. Vậy những đối tượng nào dễ mắc suy thận mạn tính?

Người mắc các bệnh lý tại thận

Suy thận là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tại thận. Những người mắc các bệnh lý tại thận như: viêm cầu thận, sỏi thận, viêm bể thận… nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì có nguy cơ dẫn đến các tổn thương tại thận, gây giảm sút từ từ các nephron - đơn vị chức năng thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống còn dưới 60ml/phút thì được coi là suy thận mạn. Do vậy, những người mắc các bệnh lý tại thận thì nên điều trị kịp thời, dứt điểm để tránh nguy cơ dẫn tới suy thận.

Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp

Theo thống kê, hai bệnh lý đáo tháo đường, tăng huyết áp chiếm tỉ lệ lớn trong các nguyên nhân gây suy thận. Hai bệnh này gây ra hơn 60% các trường hợp suy thận mạn tính.

Tăng huyết áp dễ dẫn đến suy thận mạn 

Tăng huyết áp dễ dẫn đến suy thận mạn

Ở những bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Sau một thời gian dài, các hệ thống lọc của thận bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc bị giãn rộng, to hơn bình thường, nhiều protein bị lọt ra ngoài đi vào nước tiểu. Càng ngày các tổn thương thận ngày càng nặng hơn, và hậu quả là chức năng thận suy giảm dần.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp cũng là đối tượng dễ mắc bệnh suy thận mạn tính. Bởi trong bệnh tăng huyết áp, dòng máu dưới áp lực lớn sẽ siết, xối mạnh và phá hủy các thành mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp tới các bộ phận, trong đó có thận. Kết quả của tình trạng này là làm suy giảm chức năng thận, khiến thận hạn chế việc loại bỏ các chất độc hại, nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nước ứ thừa kết hợp với khả năng điều hòa huyết áp kém sẽ làm huyết áp tăng cao.

Do đó với những bệnh nhân mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thì việc kiểm soát huyết áp và nồng độ đường huyết ở mức bình thường rất quan trọng, giúp phòng ngừa nguy cơ dẫn đến suy thận mạn.

Người mắc các bệnh lý mạn tính khác dễ mắc suy thận

Người mắc các bệnh lý khác như gout, lupus ban đỏ,… cũng là đối tượng dễ mắc suy thận. Bởi vì, để điều trị các bệnh lý mạn tính cần lâu dài, do đó thời gian sử dụng các thuốc điều trị kéo dài, các thuốc này thải trừ qua thận do đó có nguy cơ gây tổn thương thận, lâu ngày có thể dẫn đến suy thận mạn.

Để phòng ngừa suy thận, những đối tượng có nguy cơ dẫn tới suy thận như người mắc các bệnh lý: Sỏi thận, viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, hay sử dụng thuốc độc với thận,… nên bổ sung các sản phẩm tăng cường chức năng thận như Ích Thận Vương với thành phần là các dược liệu tốt cho thận. Ích Thận Vương với thành phần chính là cây dành dành kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề,… là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, phòng ngừa suy thận được nhiều chuyên gia và người suy thận tin tưởng sử dụng.

 

ích Thận Vương

 Ích Thận Vương - Bài thuốc tăng cường chức năng thận

Điển hình là trường hợp của ông Lê Bá Long (quận Bình Thạnh, TP. HCM), dù đã 83 tuổi và bị suy thận giai đoạn 4 nhưng ông vẫn rất mạnh khỏe, hồng hào, không ai có thể nghĩ rằng ông đang bị suy thận. Ông Long với tiền sử tăng huyết áp trong nhiều năm, đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận. Cuối năm 2012, với các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đi tiểu mỗi đêm ít nhất là 7 lần, ông Long đi khám thì được bác sĩ cho biết mắc suy thận độ 4 và phải chạy thận nhân tạo. May mắn khi ông biết đến sản phẩm Ích Thận Vương, trong 3 năm liền nói không với chạy thận nhân tạo, cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt và hiện tại mỗi lần tái khám bác sĩ đều chẩn đoán tình trạng sức khỏe của ông rất khả quan khiến cả nhà ai cũng vui mừng.

Kim Khánh