Nếu nước tiểu bỗng nhiên đổi sang màu vàng đậm hay bất kỳ màu nào khác, thậm chí bị đục và có mùi lạ thì có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu bạn nắm rõ kiến thức về màu sắc nước tiểu thì có thể tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như nhận biết bệnh lý để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Màu vàng nhạt tự nhiên của nước tiểu là do sự bài tiết một chất có màu ở trong máu gọi là urochrome. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng nước bạn đã uống mà nước tiểu có màu từ vàng thật nhạt (gần như là màu trắng, khi cơ thể đã đủ nước) cho đến màu cam hay vàng đậm (khi cơ thể đang thiếu nước).

Sẽ có những lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp thay đổi màu nước tiểu không bình thường còn lại, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe mà bạn cần phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.

xet-nghiem-tong-phan-tich-nuoc-tieu-chuan-doan-chuc-nang-than.webp

Màu nước tiểu nói lên điều gì

- Không màu, trong suốt: bạn uống quá nhiều nước, nên giảm bớt lượng nước uống nếu thấy phiền toái vì phải đi tiểu quá nhiều lần.

- Màu rơm nhạt: Cơ thể hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ nước.

- Màu vàng trong suốt: Bình thường

- Vàng sẫm: Bình thường, cần lưu ý bổ sung thêm nước.

- Màu hổ phách: cơ thể không đủ nước. Nên bổ sung nước ngay lập tức

- Xiro hoặc bia nâu: Cơ thể bị mất nước hoặc có bệnh về gan. Uống nhiều nước và đi khám bác sỹ nếu tình trạng này kéo dài.

- Hồng hoặc đỏ: Ăn các loại rau quả màu đỏ như củ cải đường, việt quất,....

- Có máu trong nước tiểu: Thận có "vấn đề", các khối u, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt, nhiễm độc chì, hoặc thủy ngân. Ngay lập tức đi khám để tìm ra nguyên nhân.

- Cam: uống không đủ nước hay ăn cá thực phẩm có phẩm màu; bệnh về gan và ống mật. Cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

- Xanh hoặc xanh dương: bạn có thể mắc bệnh di truyền hiếm gặp, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, ăn thức ăn có màu thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc. Triệu chứng này tuy không nguy hiểm chết người nhưng bạn nên gặp bác sỹ nếu tình trạng này kéo dài.

- Nước tiểu sủi bọt: Bạn không cần quá lo lắng nếu tình trạng này thỉnh thoảng mới xảy ra. Ngược lại, nên đi khám bác sỹ vì đây có thẻ là dấu hiệu của bệnh thận hoặc chế độ ăn dư thừa protein.

- Những tác nhân bên ngoài: Một số loại thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị...sẽ làm nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.

- Thế giới "vô hình" của nước tiểu: Màu nước tiểu cung cấp nhiều thông tin về tình trạng cơ thể nhưng có rất nhiều dấu hiệu nghiêm trọng khác như máu hay lượng đường trong nước tiểu...mắt thường không thể quan sát được. Chính vì thế, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong đó có xét nghiệm nước tiểu kỹ càng là việc nên làm để có những thông tin chính xác và đáng tin cậy.