Theo Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn. Trong đó, có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận mạn đã chuyển sang giai đoạn cuối khiến họ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống, gây tổn hại về sức khỏe và kiệt quệ kinh tế cho gia đình, xã hội. Mặc dù vậy,  mới chỉ 10% trong số đó đáp ứng với quá trình điều trị,  90% còn lại đều tử vong.

Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, chạy thận là chỉ định bắt buộc bệnh nhân cần tuân thủ. Bệnh nhân cũng cần được xác định có thể gặp các biến chứng do chạy thận lâu dài như: tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh.

Kỉ niệm “ngày thế giới về thận”, chúng tôi  có mời PGS.BS. Trần Văn Chất – Nguyên chủ tịch Hội Thận học Hà Nội đến tư vấn và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc về bệnh của các đôc giả về chuyên đề “Phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho BN chạy thận nhân tạo”.