Để chẩn đoán chính xác bệnh thận, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số xét nghiệm suy thận cần thiết. Vậy đó là những chỉ số nào, ý nghĩa của các xét nghiệm này đánh giá chức năng thận ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây. XEM NGAY!

Các chỉ số xét nghiệm suy thận cần thiết

Suy thận là sự suy giảm các chức năng của thận. Lúc này, thận yếu đi, thậm chí ngừng hoạt động khiến máu không được lọc và chất thải độc hại bị tích trữ trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Đã có trường hợp mất tới 90% chức năng thận nhưng cơ thể vẫn không biểu hiện rõ ràng dấu hiệu. Tuy nhiên, khi suy thận đã phát tác ra ngoài thì sẽ chuyển biến rất nhanh và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, để phát hiện bệnh nhanh chóng, chính xác thì cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận. Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm suy thận còn là cơ sở để xây dựng phác đồ chữa trị.

 Làm các xét nghiệm đánh giá chức năng thận là rất cần thiết

Làm các xét nghiệm đánh giá chức năng thận là rất cần thiết

Quá trình xét nghiệm để nhận biết suy thận được thực hiện thông qua việc lấy mẫu máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh. Chi tiết như sau:

Chỉ số xét nghiệm sinh hóa

Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm, được thận thải ra qua nước tiểu. Mức chỉ số trung bình bao gồm: Chỉ số BUN: 6-24 mg/dL (tương đương 2,5-8 mmol/L); Creatinin: 0,5-1,2mg/dL (tương đương 45-110 µmol/L). Khi chức năng thận kém, đặc biệt trong bệnh suy thận, các chỉ số này sẽ tăng lên trong máu.

Để chẩn đoán chính xác hơn, người ta thường làm song song xét nghiệm ure máu và ure nước tiểu, creatinin máu với creatinin nước tiểu. Từ đó tính ra độ thanh thải creatinin. Bình thường, độ thanh thải creatinin là 70 – 120 ml/phút. Độ thanh thải creatinin giảm phản ánh sự suy yếu chức năng của thận.

 Xét nghiệm creatinin giúp đánh giá chức năng thận 

Xét nghiệm creatinin giúp đánh giá chức năng thận

Chỉ số điện giải đồ

+ Sodium (natri): Natri máu bình thường sẽ giao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người suy thận, natri máu sẽ giảm. Các triệu chứng lâm sàng của natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh đi từ nhẹ đến nặng, bao gồm: Nhức đầu, buồn nôn, lờ đờ, hôn mê, co giật. 

+ Potasium (kali): Kali máu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 3,5 – 4,5 mmol/L. Khi bị suy thận, kali máu tăng do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali máu từ nhẹ đến nặng là: Mệt mỏi, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

+ Canxi máu: Canxi máu bình thường ở trong khoảng 2,2 – 2,6 mmol/L. Suy thận có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phốt phát. Triệu chứng hạ canxi máu chủ yếu là dấu hiệu kích thích thần kinh cơ gồm: Tăng phản xạ gân xương, cơ cứng, co giật, rối loạn nhịp tim.

Định lượng protein nước tiểu

Protein trong nước tiểu ở mức bình thường là từ 0 – 0,2g/24h. Đặc điểm của protein niệu do bệnh cầu thận là dai dẳng và thường > 0,3g/L. Tăng protein niệu thường gặp trong một số vấn đề sức khỏe gây thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đến thận như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ,…

 Định lượng protein nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh suy thận

Định lượng protein nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh suy thận

Bạn đang gặp vấn đề về bệnh suy thận? Bạn lo lắng bệnh tiến triển nhanh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn miễn cước 18006304 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

Albumin huyết thanh và protein toàn phần huyết tương

Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong bệnh lý cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số này mức bình thường rơi vào khoảng 60 – 80g/L. Giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận, khi màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Các chỉ số khác

- Chỉ số pH: Bình thường, pH máu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và protein. Suy thận sẽ làm giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat, gây ra tình trạng toan chuyển hóa. Toan hóa máu làm loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, khiến nặng thêm tình trạng tăng kali máu. Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat.

- Acid uric máu: Trung bình nam giới sẽ là 5,1 ± 1,0 (420 µmol/lít), còn ở nữ giới là 4,0 – 1 mg/dL (360 µmol/lít). Acid uric máu tăng có thể là nguyên nhân gây tổn thương thận, nhưng cũng sẽ là hậu quả do bị suy thận không thải được. Đây cũng là dấu hiệu gợi ý người bệnh có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu.

>>> Xem thêm: Các cấp độ suy thận mà bạn cần nắm rõ

Giải pháp từ thảo dược giúp bổ thận, kiểm soát suy thận hiệu quả, an toàn

Từ kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết tình trạng chức năng thận của bản thân, từ đó tìm giải pháp kiểm soát phù hợp. Điều trị suy thận chủ yếu là bằng thuốc cùng với duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, trong tây y đánh giá sự tổn thương do suy thận mạn là không thể hồi phục. Các loại thuốc điều trị không tác động trực tiếp vào nguyên nhân cũng như không giúp làm tăng cường chức năng thận. Do đó, để hạn chế những tác dụng phụ do thuốc tây gây ra, đồng thời hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả hơn, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành.

Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận cũng như lưu thông máu. Thảo dược này cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh suy thận. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó ngăn ngừa suy thận.

   Dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với thận

Dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với thận

Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của bệnh thận; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển thành suy thận. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi dùng sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính từ cây dành dành rất cao, lên tới 92,9%.

Trong bối cảnh rất nhiều sản phẩm được quảng bá có công dụng với bệnh suy thận, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, chứa thành phần chính là dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng. Đồng thời đã có nhiều người dùng cho hiệu quả tốt, được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học, sản xuất và phân phối bởi Công ty uy tín, có thương hiệu trên thị trường, được nhận nhiều giải thưởng danh giá.

Hy vọng qua nội dung bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các chỉ số xét nghiệm suy thận. Để cải thiện suy thận hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây dành dành mỗi ngày nhé!

Linh Ngọc

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Sản phẩm cho người bị suy thận, chạy thận

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là sự kết hợp giữa các thảo dược quý như: Cao dành dành, cao đan sâm, cao hoàng kỳ, cao linh chi đỏ, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, Coenzyme Q10, L-carnitine. Sản phẩm có tác dụng: Giúp bổ thận, lợi tiểu. Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.

Đối tượng sử dụng: Người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương

Hướng dẫn sử dụng:

- Ngày uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ngày.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

- Nên uống liên tục một đợt từ 1-3 tháng tùy theo bệnh lý hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

Liên hệ tổng đài: 18006304; Kết bạn Zalo/Viber số 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn.

Chương trình tiết kiệm chi phí cho người sử dụng

Để tri ân Quý khách đã tin tưởng và đồng hành trong suốt thời gian qua, hiện nay nhãn hàng Ích Thận Vương đang có chương trình tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, cụ thể:

- Chương trình mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Ích Thận Vương 30 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp 30 viên cùng loại.

 

- Chương trình mua 1 tặng 1: Khi mua 1 hộp Ích Thận Vương loại 180 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp 30 viên.

 

Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả

Hơn nữa, nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm, nhãn hàng Ích Thận Vương tự tin cam kết hoàn lại 100% tiền cho khách hàng nếu sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để được tham gia chương trình!

 

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh