Khi các cơn gút cấp tái phát thường xuyên, nếu không được can thiệp điều trị một cách kịp thời và đúng cách thì sẽ chuyển sang gút mạn tính. Gút mạn tính không chỉ gây tổn thương các khớp xương mà còn tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm đó là suy thận.

Vai trò của thận trong cơ chế sinh bệnh gút

Acid uric được cơ thể sinh ra hằng ngày và 75% lượng acid uric đó được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Do đó thận đảm nhận vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể. Mọi nguyên nhân làm cho thận giảm đào thải acid uric đều làm tăng nồng độ acid uric máu. Đây là yếu tố trực tiếp gây kết tủa acid uric thành vi tinh thể muối urate natri hình kim lắng đọng trong cơ thể gây ra bệnh gút.

AnyConv.com__benh-gout-1-16331666048371765635983.webp

Bệnh gout và biến chứng suy thận

Thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi. Chức năng thận bị suy sẽ gây rối loạn các yếu tố của nôi môi như: pH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối… tạo ra những điều kiện khác tham gia vào quá trình kết tủa của muối urate natri gây bệnh gút.

Bệnh gút và biến chứng suy thận

Ở bệnh nhân gút, tinh thể urate natri lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm. Vi tinh thể urate natri lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, dãn thận… lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.

Những tổn thương trên thường kết hợp với nhau làm chức năng thận của bệnh nhân gút ngày càng suy giảm. Khi thận bị suy chức năng lại trực tiếp tham gia vào cơ chế sinh bệnh gút, tạo ra vòng xoắn bệnh lý thúc đẩy bệnh gút tiến triển nhanh đến giai đoạn muộn rất khó điều trị.

Khi ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng piurin cao sẽ khiến nồng độ uric acid tăng trong máu. Nồng độ uric acid tăng tất yếu sẽ hình thành các tinh thể và làm cho bệnh gout phát sinh. Không những thế, tinh thể uric acid còn có thể tích tụ ở thận và gây ra sỏi thận, lắng đọng ở thận gây viêm thận.

Vì thế những người bị bệnh này không nên ăn quá 150g thịt/ngày, đặc biệt không nên ăn hoặc ăn nhiều phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…); các loại thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê); các loại hải sản (tôm, cua, cá béo); đậu hạt các loại, nấm khô, sôcôla…

Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo.

Hàng ngày cần ăn thêm rau, quả để bổ sung nguồn vitamin B và C. Uống nhiều nước để có thể bài tiết qua đường nước tiểu chất piurin có hại.

Khi buồn tiểu, không nên nhịn tiểu lâu. Thường xuyên nhịn tiểu sẽ rất có hại cho thận, đặc biệt khi đang ở trong tình trạng bị gout.