Viêm đài bể thận là bệnh lý nhiễm trùng của hệ tiết niệu. Bệnh gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu,.... ở cả nam và nữ. Viêm đài bể thận không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm đài bể thận trong bài viết dưới đây.

Viêm đài bể thận là bệnh gì?

Viêm đài bể thận hay còn được gọi là bệnh viêm thận - bể thận. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn ngược dòng từ niệu đạo và bàng quang lên thận. Viêm đài thận ít phổ biến hơn so với các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu khác nhưng thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

Viêm đài bể thận cấp là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính các đài thận, bể thận, nhu mô thận và niệu quản. Bệnh thường được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên. Các triệu chứng bệnh giai đoạn cấp thường diễn biến rất nhanh.

Viêm đài bể thận mạn là tình trạng tổn thương mạn tính các mô kẽ, nhu mô của thận. Đây thường là hậu quả của viêm đài bể thận cấp không được điều trị đúng các hoặc tái phát nhiều lần. Ở giai đoạn này, các nhu mô, mô kẽ của thận bị hủy hoại, xơ hóa nghiêm trọng. 

Viêm đài bể thận có nguy hiểm không?

Viêm đài bể thận ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhanh và rầm rộ hơn. Viêm đài bể thận ở giai đoạn cấp đáp ứng rất tốt với kháng sinh điều trị. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn sau 10 đến 14 ngày. 

Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ điều trị ở giai đoạn cấp, bệnh có thể tiến triển mạnh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận - bể thận mạn tính, áp xe thận, áp xe quanh thận, nhiễm trùng máu, hoại tử nhú thận, suy thận cấp, suy thận mạn, thậm chí là tử vong. 

viem-dai-be-than-tien-trien-suy-than-man.webp

Viêm đài bể thận tiến triển thành suy thận mạn

>>XEM THÊM: Cảnh báo nguy cơ dẫn đến suy thận nếu không điều trị tốt tình trạng viêm thận!

Đối tượng dễ mắc viêm đài bể thận

Các nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra, phụ nữ là đối tượng dễ mắc viêm đài bể thận hơn so với nam giới. Ở Hoa Kỳ, tỉ lệ viêm bể thận cấp ở phụ nữ là 15 - 17 ca/10.000, trong khi ở nam tỉ lệ này chỉ khoảng 3 - 4 ca/10.000. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do chiều dài đường niệu đạo của nữ ngắn ( 4,5 - 5cm) ngắn hơn rất nhiều so với niệu đạo của nam giới (16 - 20cm). Niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn khiến vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, thận gây ra viêm bể thận hơn. 

Ngoài ra, những người có bất thường hay bệnh lý sẵn có ở hệ tiết niệu cũng có nguy cơ mắc viêm bể thận cấp tính hơn. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đài bể thận gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có tình trạng trào ngược bàng quang - niệu quản.
  • Người có tình trạng viêm như viêm bàng quang, viêm phần phụ, viêm trực tràng, viêm ruột thừa.
  • Người bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản.
  • Người bị suy giảm miễn dịch.
  • Nam giới bất thường tuyến tiền liệt như phì đại, viêm, u xơ, ung thư.
  • Người bệnh u xơ tử cung.
  • Người bệnh có bất thường cấu trúc hệ tiết niệu như hẹp niệu quản.
  • Người đang sử dụng sonde tiểu.
  • Người vừa phẫu thuật đường tiết niệu.

phu-nu-co-thai-de-mac-viem-dai-be-than.webp

Phụ nữ mang thai dễ mắc viêm đài bể thận

Nguyên nhân gây viêm đài bể thận

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh viêm đài bể thận là do các vi khuẩn gram âm như E.coli, Enterobacter, Proteus mirabilis, Klebsiella. Trong đó, E.coli là loại vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm đài bể thận cấp nhờ khả năng bám dính và khu trú độc nhất của nó tại đường tiết niệu, thận. Ngoài ra, các vi khuẩn gram dương vẫn có thể gây viêm đài bể thận nhưng hiếm gặp hơn, dưới 10%.

Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn vào thận gồm ba con đường chính sau:

  • Nhiễm khuẩn ngược dòng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đài bể thận. Vi khuẩn đi theo đường tiết niệu người từ niệu đạo đến bàng quang rồi lên tới thận. Nhiễm khuẩn ngược dòng có thể gặp ở cả nam và nữ do vệ sinh không đảm bảo hoặc do các can thiệp hệ tiết niệu như soi bàng quang, niệu đạo. U xơ tuyến tiền liệt cũng có thể gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
  • Nhiễm khuẩn theo đường máu: Tỉ lệ bệnh nhân viêm đài thận do nhiễm khuẩn theo đường máu thấp hơn rất nhiều so với nhiễm khuẩn ngược dòng. Tình trạng này rất quan trọng, do vi khuẩn có thể gây viêm tại thận hoặc bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể.
  • Nhiễm khuẩn theo hệ bạch huyết: Đây là con đường nhiễm khuẩn hiếm gặp hơn cả. Vi khuẩn cư trú tại trực tràng có thể xâm nhập vào hệ thống bạch huyết rồi đi đến hệ tiết niệu và vào thận.

ecoli-gay-viem-dai-than.webp

E.coli gây viêm tại thận

Bạn đang gặp vấn đề viêm đài bể thận và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.8510975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

tu-van-hotline.png

Triệu chứng viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Tuy nhiên người bệnh có thể có một số biểu hiện sau:

  • Sốt cao đột ngột, rét run.
  • Đau vùng hông một bên hoặc hai bên. Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, lan xuống bộ phận sinh dục, đau tăng khi thay đổi tư thế.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Đái buốt.
  • Đái rắt.
  • Đái đục, đái mủ, đái ra máu.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Chán ăn.
  • Ngủ không ngon.
  • Bụng trướng.
  • Người mệt mỏi, sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

Nếu viêm đài bể thận cấp không điều trị sẽ gây ra viêm đài bể thận mạn. Bệnh gồm các triệu chứng trên tái lại nhiều lần và các triệu chứng sau:

  • Tăng huyết áp do thận suy giảm chức năng.
  • Phù.
  • Da, niêm mạc xanh nhợt.
  • Hoa mắt, chóng mặt.

Phương pháp điều trị viêm đài bể thận

Hiện nay, viêm đài bể thận được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bằng thuốc tây y

Tùy vào chủng vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhiễm trùng cũng như thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc điều trị phù hợp. Các kháng sinh thường được chỉ định tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc đường uống tối thiểu 2 - 4 tuần. Một số nhóm kháng sinh thường được kê đơn bao gồm:

  • Nhóm beta-lactam: Cloxacillin, Ampicillin, Penicillin, Cephalexin, Cephapirin, Cephaloridine.
  • Nhóm quinolon: Ofloxacin.
  • Nhóm aminoglycoside: Tobramycin, Kanamycin, Streptomycin.
  • Các nhóm thuốc kháng: Thuốc giảm đau, hạ sốt.

thuoc-khang-sinh-dieu-tri-viem-dai-than.webp

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đài bể thận

Can thiệp ngoại khoa

Các can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc tình trạng suy thận, xơ hóa thận năng, tái phát nhiều lần. Một số thủ thuật ngoại khoa thường được chỉ định bao gồm:

  • Cắt bỏ bên thận có xơ hóa nghiêm trọng.
  • Xử lý các bất thường cấu trúc của hệ tiết niệu.
  • Loại bỏ sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản.
  • Lọc máu.

>>XEM THÊM: Thực phẩm người bệnh viêm thận cần tránh

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị viêm đài bể thận

Mặc dù các phương pháp điều trị bằng tây y có thể cải thiện các triệu chứng nhanh chóng nhưng bệnh vẫn có tỉ lệ tái phát rất cao. Ngoài các lợi ích mang đến, các thuốc điều trị viêm đài bể thận cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, các nhà khoa học nghiên cứu các thảo dược từ thiên nhiên nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và biến chứng nguy hiểm. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là một trong những sản phẩm tiêu biểu được nghiên cứu và bào chế thành công. 

Ich-Than-Vuong-cai-thien-chuc-nang-than-giam-tai-phat-viem-dai-be-than .webp

Ích Thận Vương cải thiện chức năng thận, giảm tái phát viêm đài bể thận

__dat-mua-ngay.webp

Ích Thận Vương được bào chế từ thành phần chính là cây dành dành kết hợp với các thảo dược quý khác như đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, mã đề, râu mèo, bạch phục linh, linh chi đỏ. Sản phẩm đã được chứng minh trên lâm sàng với các tác dụng như:

  • Cải thiện chức năng thận.
  • Bảo vệ thận.
  • Làm chậm tiến trình suy thận.
  • Giảm nguy cơ lọc máu ở bệnh nhân suy thận.
  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do viêm cầu thận gây ra như phù, đi tiểu thường xuyên, tiểu ra máu, tiểu đục, đau thắt lưng.

Viêm đài bể thận là bệnh lý tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Sau điều trị đừng quên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và sử dụng Ích Thận Vương mỗi ngày giúp bạn tránh xa các biến chứng nguy hiểm do viêm đài bể thận gây ra. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số điện thoại 0917214851- 0975284017 để nhận được sự tư vấn. 

Link tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519537/
  2. https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/k/kidney-(renal)-infection-pyelonephritis
  3. https://www.healthline.com/health/pyelonephritis

Dược sĩ Đào Ngọc