Bất kỳ người bệnh nào mắc bệnh cũng cần phải có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý theo chỉ định của bác sỹ. Đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng cần phải tránh những món ăn không tốt gây ảnh hưởng cho bệnh. Bệnh viêm thận cũng là một trong những bệnh cần phải có chế độ ăn uống đảm bảo nếu không có thể dẫn tới suy thận.

Người mắc bệnh này có thể dẫn đến tổn thương chức năng tì vị, khả năng tiêu hóa yếu đi, khi ăn uống cần phải chú ý một số điều kiêng kị để hỗ trợ việc điều trị bằng chế độ ăn uống điều trị bằng thuốc. Khi chế biến thức ăn cần phải chú ý những điều dưới đây:

Kiêng những chất kích thích

Chất kích thích gây hưng phấn như thuốc lá, rượu, trà, cà phê, cô ca,.. các gia vị chua cay như hành, gừng, tỏi, bột hạt cải, ớt, hồ tiêu; các loại rau chứa nhiều dầu như ngọn tỏi, rau cần, hành tây, rau mùi. Tất cả đều có tác dụng kích thích nhất định đối với tế bào thận trong thời gian phát bệnh tốt nhất không nên ăn.

Ăn ít thực phẩm rán bằng dầu

Người mắc bệnh nên ăn đồ ăn nhẹ dễ tiêu hóa giúp ruột dễ hấp thụ. Đối với những thực phẩm rán chứa nhiều dầu mỡ cũng như những thức ăn khó tiêu hóa đều nên kiêng. Ngoài ra, nội tạng động vật, các loại đậu và các sản phẩm chế biến từ đậu, gà, canh thịt…sau khi tiêu hóa có thể sản sinh các chất gây ảnh hưởng cho thận nên cũng cần phải kiên

Lựa chọn cẩn thận các loại rau

Có nhiều loại rau chứa nhiều chất axit oxalic như rau chân vịt, rau dền, măng tre, dễ kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành kết tinh canxi axit oxalic được thải ra thông qua thận và gây ảnh hưởng đến thận. Do vậy nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này. Một số loại rau chế biến có lượng muối tương đối cao như dưa muối, cải dưa bẹ, quả dưa muối đương nhiên cũng phải kiêng ăn.

Tránh dùng những thức ăn có hàm lượng natri cao

Ngoài những thực phẩm có hàm lượng natri cao không nên ăn như trứng, muối, cà rốt, rau cần, rau chân vịt ra quẩy, bánh nhân hành, bánh quy xút, chân giò hun khói, lạp sườn, ruốc thịt cũng như bánh bao có chứa chất kiềm, mì và thực phẩm lên men cũng không nên ăn.

Hạn chế chất có hàm lượng kali cao

Người bệnh trong thời kỳ ít đi tiểu, ngoài phải hạn chế nước và natri ra, những thực phẩm có hàm lượng kali cao cũng nên phải hạn chế. Các thực phẩm chứa nhiều kali như nấm, nấm hương, lạc, tảo, hến khô, các loại đậu đều phải hạn chế ăn.

Cân nhắc biện pháp điều trị bằng chế độ ăn uống

Trong thời kỳ hồi phục có thể ăn các thức ăn chế biến từ sơn dược, quả nhãn, đậu đỏ, hạt sen, đậu xanh, ý nhân, dưa hấu, cá chép,… Những thực phẩm này giúp phục hồi sức khỏe rất nhanh.

Nguồn: Sưu tầm