Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng với chức năng của nó. Insulin là một hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao gây ra nhiều vấn đề trên cơ thể, trong đó đầu tiên phải kể đến bệnh lý suy thận.
Có những loại bệnh tiểu đường nào?
Bệnh tiểu đường có 2 thể phổ biến nhất là tuýp 1 và tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em. Nó còn được gọi là bệnh tiểu đường khởi đầu ở trẻ vị thành niên hoặc bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Trong thể bệnh này, tuyến tụy không sản sinh đủ insulin và người bệnh phải tiêm insulin trong suốt quãng đời còn lại.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn, thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và được gọi là đái tháo đường xuất hiện ở người trưởng thành hoặc là đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, nhưng cơ thể không sử dụng đúng cách.
Bệnh tiểu đường gây suy thận theo cơ chế nào?
Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường cao làm cho các mạch máu nhỏ trong cơ thể bị tổn thương. Lúc này, thận sẽ không thể đảm nhiệm tốt chức năng lọc máu, bao gồm lọc nước, muối và các chất cặn bã. Cơ thể sẽ giữ nhiều nước, muối hơn mức cần thiết, dẫn đến tăng cân và phù. Có thể xuất hiện cả protein trong nước tiểu của người bệnh. Ngoài ra, các chất thải sẽ tích tụ trong máu gây ra một loạt triệu chứng, gọi là “hội chứng ure”.
Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tổn thương thần kinh trong cơ thể. Điều này gây ra những trục trặc trong hoạt động của bàng quang. Áp lực trong bàng quang đã lớn nhưng không phát tín hiệu thúc người bệnh đi tiểu, lâu dài sẽ làm tổn thương thận. Ngoài ra, nếu nước tiểu lưu trữ tại bàng quang trong một thời gian dài sẽ phát triển nguy cơ nhiễm trùng do sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn ở nước tiểu có lượng đường cao.
Bệnh tiểu đường thường gây ra biến chứng suy thận
Những dấu hiệu sớm của suy thận ở bệnh nhân tiểu đường là gì?
Khoảng 30% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 (trẻ vị thành niên) và 10 đến 40% những người bị tiểu đường tuýp 2 (khởi phát ở người trưởng thành) cuối cùng sẽ bị suy thận. Dấu hiệu sớm nhất của bệnh suy thận do tiểu đường là sự tăng bài tiết albumin trong nước tiểu. Điều này thường xảy ra rất lâu trước khi người bệnh và bác sĩ phát hiện qua các xét nghiệm thông thường. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh tiểu đường phải kiểm tra chức năng thận định kỳ. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của suy thận cần lưu ý là: Tăng cân và sưng mắt cá chân; đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm; huyết áp cũng sẽ tăng lên cao.
Cần làm gì để ngăn chặn suy thận do tiểu đường?
Nếu bị tiểu đường, bạn nên kiểm tra máu, nước tiểu và huyết áp ít nhất mỗi năm một lần. Điều này sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và điều trị sớm suy thận nếu có. Duy trì kiểm soát tiểu đường có thể làm giảm nguy cơ mắc suy thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm.
Bên cạnh các xét nghiệm giúp phát hiện và ngăn ngừa suy thận như đã nói trên, người bị tiểu đường nên có biện pháp phòng ngừa suy thận chủ động hơn, đó là bảo vệ chức năng thận ngay từ khi còn sớm. Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược như Ích Thận Vương vừa là lựa chọn an toàn và hiệu quả.
Ích Thận Vương có thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp bảo vệ thận, tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện, hồi phục chức năng của thận, ngăn chặn biến chứng suy thận do tiểu đường gây ra và không làm suy thận tiến triển nặng thêm. Sản phẩm Ích Thận Vương đã vinh dự được giải “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” năm 2015, “Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em lần thứ 4” năm 2016, “Sản phẩm uy tín chất lượng an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” 2017.
Ông Lê Bá Tuấn (sinh năm 1953, trú tại 184/8/1 đường Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. HCM ) mắc tiểu đường lâu năm cộng thêm suy thận độ 3. Thế nhưng nhờ việc sử dụng Ích Thận Vương, uống 3 tháng đầu với liều 4 viên/ngày, mỗi đêm ông chỉ còn đi tiểu 1 lần trước khi đi ngủ, người khỏe, nước tiểu bình thường. Đến đầu năm 2015, ông đi khám thì chỉ số creatinin đã về mức bình thường là 1,17mg/dl (trước kia chỉ số creatinin là 1,47mg/dl), chuyên gia không còn ghi suy thận mạn nữa. Mặc dù kết quả xét nghiệm tốt nhưng ông sợ suy thận tái phát nên vẫn tiếp tục dùng Ích Thận Vương duy trì 2 viên/ngày để phòng ngừa. Cứ 3 tháng ông lại đi kiểm tra, chuyên gia nói thận của ông bình thường rồi, không phải băn khoăn nữa khiến ông rất đỗi vui mừng.
Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao trong các hội thảo chuyên ngành, hãy cùng theo dõi:
Để ngăn ngừa suy thận do tiểu đường, bạn hãy kiểm soát chặt chẽ bệnh tiểu đường, đi khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện suy thận sớm, đồng thời hãy nhớ: Sử dụng Ích Thận Vương kiên trì sẽ giúp bảo vệ chức năng thận.