Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương theo thời gian và không thể đảm bảo được chức năng vốn có, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc chẩn đoán suy thận sớm cũng như điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh.

Ai nên được kiểm tra bệnh suy thận?

Nếu xuất hiện các triệu chứng liên quan đến suy thận, chẳng hạn như:

  • Sụt cân hoặc chán ăn.
  • Sưng, phù thũng chân tay.
  • Khó thở.
  • Mệt mỏi.
  • Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, tiểu bọt và có máu trong nước tiểu.

Lúc này, bạn nên đi khám ngay. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của suy thận, các triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng nên một số người có nguy cơ mắc bệnh cao nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Những đối tượng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe như:

  • Người huyết áp cao (tăng huyết áp).
  • Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
  • Bị chấn thương thận cấp tính.
  • Mắc bệnh tim mạch, chẳng hạn như mạch vành, suy tim,...
  • Người mắc các bệnh ảnh hưởng đến thận như sỏi thận, lupus ban đỏ,...
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận mạn tính hoặc bệnh thận di truyền.
  • Xuất hiện protein hoặc máu trong nước tiểu mà không rõ nguyên nhân.
  • Người dùng một số loại thuốc kéo dài như lithium, omeprazole, thuốc chống viêm không steroid (NSAID),...

chan-doan-suy-than-can-duoc-thuc-hien-som-o-nhung-nguoi-co-nguy-co-cao

Chẩn đoán suy thận cần được thực hiện sớm ở những người có nguy cơ cao

Các phương pháp chẩn đoán suy thận 

Để chẩn đoán suy thận, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận. Xét nghiệm này cho thấy thận hoạt động tốt như thế nào và chất thải được loại bỏ ra sao. Dưới đây là một vài xét nghiệm máu được sử dụng:

Huyết thanh creatinin

Xét nghiệm creatinin huyết thanh để đo lượng creatinin trong máu. Nếu chức năng thận suy giảm, mức creatinin huyết thanh sẽ tăng cao. Mức độ bình thường của creatinin huyết thanh phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và khối lượng cơ bắp của cơ thể. Thông thường, mức creatinin cao hơn 1,2 μmol/l đối với phụ nữ và hơn 1,4 μmol/l đối với nam giới có thể là dấu hiệu cho thấy thận hoạt động kém.

Tốc độ lọc cầu thận

Mức độ lọc cầu thận là thước đo mức độ thận loại bỏ các chất thải, chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Tốc độ lọc cầu thận được xác định dựa vào mức creatinin huyết thanh, tuổi tác và giới tính. Người có tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) thấp có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính. Cụ thể:

  • Suy thận giai đoạn 1: Chức năng thận bình thường, eGFR từ 90 μmol/l trở lên.
  • Suy thận giai đoạn 2: Mất chức năng thận nhẹ, eGFR từ 60-89 μmol/l.
  • Suy thận giai đoạn 3: Mất chức năng thận vừa đến nặng, eGFR từ 30-59 μmol/l.
  • Suy thận giai đoạn 4: Mất chức năng thận nghiêm trọng, eGFR từ 60-89 μmol/l.
  • Suy thận giai đoạn cuối: Chức năng thận đã mất gần như hoàn toàn, eGFR nhỏ hơn 15 μmol/l.

Nitơ urê trong máu (BUN)

Nitơ urê đến từ sự phân hủy protein trong các thực phẩm tiêu thụ. Thận khỏe lọc nitơ urê ra khỏi máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Quá trình này giúp cơ thể giữ mức BUN trong phạm vi bình thường. Mức BUN bình thường nằm trong khoảng từ 7-20mmol/l. Nếu mức BUN cao hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng thận. 

xet-nghiem-mau-giup-kiem-tra-chuc-nang-loc-cac-chat-thai-va-chat-doc-du-thua-ra-khoi-co-the

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng lọc các chất thải và chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm mẫu nước tiểu có thể giúp phát hiện những bất thường ở người bệnh suy thận. Khi thận bị tổn thương, các protein hoặc máu có thể rò rỉ vào nước tiểu. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận. Các xét nghiệm nước tiểu ở người bị suy giảm chức năng thận bao gồm:

Phân tích nước tiểu

Xét nghiệm này được kiểm tra bằng kính hiển vi và que nhúng nước tiểu. Phân tích nước tiểu có thể giúp phát hiện những rối loạn về hệ tiết niệu và thận như suy thận mạn, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu.

Protein trong nước tiểu

Lượng protein dư thừa trong nước tiểu được gọi là protein niệu. Có hai loại xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra mức protein niệu:

  • Que thử nước tiểu: Sử dụng que thử và đặt vào mẫu nước tiểu. Que sẽ đổi màu nếu xuất hiện albumin trong nước tiểu.
  • Tỷ lệ albumin-to-creatinin (ACR): Albumin là loại protein phổ biến nhất được tìm thấy trong nước tiểu. ACR được tính bằng cách chia lượng albumin nước tiểu cho lượng creatinin nước tiểu. ACR dưới 30 mg/mmol được coi là bình thường. ACR trong khoảng 30-300 mg/mmol là tăng vừa và lớn hơn 300 mg/mmol là tăng cao.

xet-nghiem-nuoc-tieu-de-nhan-biet-mau-hoac-protein-co-trong-nuoc-tieu-hay-khong

Xét nghiệm nước tiểu để nhận biết máu hoặc protein có trong nước tiểu hay không

Các xét nghiệm khác

Ngoài ra, để chẩn đoán mức độ tổn thương thận chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính): Giúp kiểm tra những bất thường tại thận và cho phép bác sĩ nhận biết được tình trạng lưu thông máu đến thận, có tắc nghẽn, hẹp mạch máu hoặc xuất hiện các vật cản như sỏi, khối u hay không.
  • Sinh thiết thận: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận để lấy một mẫu mô thận nhỏ, quan sát dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu tổn thương tại thận. 

Đối với người xuất hiện những triệu chứng liên quan đến bệnh thận hoặc có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, nên thực hiện các xét nghiệm kể trên để được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời.

>>> XEM THÊM: Trước khi xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn không?

Ích Thận Vương - Giải pháp thảo dược giúp cải thiện và làm chậm tiến triển của bệnh suy thận

Để cải thiện bệnh suy thận, các chuyên gia đầu ngành về Thận - Tiết niệu khuyến cáo bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành như Ích Thận Vương.

Dành dành là thảo dược được nghiên cứu tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc chứng minh chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận. 

thao-duoc-danh-danh-giup-cai-thien-va-lam-cham-tien-trien-cua-benh-suy-than

Thảo dược dành dành giúp cải thiện và làm chậm tiến triển của bệnh suy thận

Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ thận, làm chậm quá trình suy thận, giảm nhu cầu phải lọc máu ở các bệnh nhân suy thận. Cụ thể:

  • Với người bệnh suy thận ở giai đoạn sớm (độ 1, 2) dùng Ích Thận Vương giúp lợi tiểu, giảm phù, giảm tiểu bọt, tiểu đêm, ăn uống ngon miệng hơn, giảm thiếu máu, mệt mỏi, đỡ đau tức hai bên thắt lưng.
  • Với người suy thận độ 3 dùng Ích Thận Vương ngoài lợi ích giảm các triệu chứng và biến chứng suy thận còn giúp giảm đáng kể protein niệu, creatinin trong nước tiểu; Tăng tái tạo hồng cầu, giảm thiếu máu; Tăng khả năng lọc của cầu thận, giúp thận thải chất độc ra khỏi cơ thể tốt hơn, người bệnh đỡ phù nề, ngứa ngày ngoài da.
  • Với người suy thận giai đoạn 4, 5 dùng Ích Thận Vương giúp bảo vệ thận, tăng cường chức năng thận và giảm tần suất phải lọc máu.
  • Với người bị sỏi thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang hoặc có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường sử dụng Ích Thận Vương sớm để giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ thận, giúp làm chậm quá trình suy thận

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, có đến 92,9% người được khảo sát dùng sản phẩm Ích Thận Vương hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý.

ket-qua-khao-sat-muc-do-hai-long-cua-nguoi-dung-khi-su-dung-san-pham-ich-than-vuong

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dùng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương

nut-dat-mua.gif

Kinh nghiệm cải thiện bệnh suy thận của hàng nghìn người

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là giải pháp thảo dược được hàng nghìn người bệnh lựa chọn để kiểm soát triệu chứng, biến chứng và làm chậm tiến triển của suy thận. Tiêu biểu như:

- Trường hợp của chị Mai Thị Hoa, ở tiểu khu Phong Vận, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Chị Hoa bị suy thận độ 3 nên thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau lưng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu có bọt, ăn uống không ngon miệng và sụt cân, da sạm đen. Nhờ người quen giới thiệu sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương, chị Hoa đã cải thiện được các triệu chứng suy thận, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

- Trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Châu, ở số nhà 29, ngõ 88, phố Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định. Ông Châu bị suy thận độ 2 và xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu buốt, phù và ấn vào lõm, chỉ số creatinin tăng cao. Nhờ biết đến sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương, các triệu chứng suy thận của ông Châu đã ổn định, số lần đi tiểu giảm, phù thũng chân tay cũng hết, chỉ số creatinin hạ và sức khỏe hoàn toàn bình thường. Để hiểu rõ hơn về chia sẻ của ông Châu, mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm, Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

nut-dat-mua.gif

Trên đây là những thông tin về các xét nghiệm chẩn đoán suy thận. Nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc liên hệ theo hotline 0917.214.851 - 0975.284.017 để được tư vấn nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://www.cdc.gov/kidneydisease/publications-resources/kidney-tests.html 

https://www.kidney.org/atoz/content/kidneytests

https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/tests-kidney-disease