Viêm cầu thận màng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh suy thận. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để cải thiện bệnh viêm cầu thận màng và ngăn ngừa suy thận tiến triển.

Viêm cầu thận màng là gì?

Viêm cầu thận màng (tiếng anh là membranous glomerulonephritis) xảy ra do các kháng thể gắn với kháng nguyên trong màng đáy cầu thận, gây ra phức hợp miễn dịch trong cầu thận. 

Phức hợp miễn dịch đóng vai trò là chất kích hoạt phản ứng từ các bổ thể C5b - C9 tạo thành phức hợp tấn công màng trên các tế bào biểu mô cầu thận. Điều này lại kích thích giải phóng protease cũng như chất oxy hóa bởi các tế bào trung mô và biểu mô, làm hỏng thành mao mạch, khiến chúng bị “rò rỉ”.

Viêm cầu thận màng là bệnh thận tiến triển chậm, ảnh hưởng đến hầu hết những người trong độ tuổi từ 30 - 50. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai của hội chứng thận hư ở người lớn với bệnh xơ cứng cầu thận khu trú, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy thận mạn.

viem-cau-than-mang-xay-ra-do-su-hinh-thanh-phuc-hop-mien-dich-trong-cau-than.webp

Viêm cầu thận màng xảy ra do sự hình thành phức hợp miễn dịch trong cầu thận

>>> Xem thêm: Tổng hợp phương pháp điều trị hội chứng thận hư hiện nay

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận màng

Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận màng có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu bệnh tiến triển nặng, người mắc có thể gặp một số triệu chứng như sau:

  • Sưng phù tay, chân hoặc mặt.
  • Mệt mỏi.
  • Nước tiểu có bọt.
  • Nhu cầu đi tiểu vào ban đêm tăng.
  • Tăng cân.
  • Chán ăn.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Tăng huyết áp và cholesterol cao.

Đối với người bệnh không xuất hiện triệu chứng có thể được chẩn đoán thông qua kết quả các xét nghiệm sàng lọc như:

  • Xuất hiện albumin trong nước tiểu.
  • Albumin huyết thanh thấp.

sung-chan-thuong-gap-o-nguoi-mac-benh-viem-cau-than-mang.webp

Sưng chân thường gặp ở người mắc bệnh viêm cầu thận màng

Nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận màng

Viêm cầu thận màng tiến triển do nguyên nhân nguyên phát (vô căn) và thứ phát. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân nguyên phát

Khoảng 85% các trường hợp viêm cầu thận màng là không rõ nguyên nhân. Thụ thể phospholipase A2 loại M (PLA2R) được xác định là kháng nguyên đích chính trong bệnh viêm cầu thận màng vô căn ở người lớn. Các kháng thể này được tìm thấy ở 70 - 80% số người bệnh.

Một kháng nguyên nhỏ khác là thrombospondin loại 1 miền chứa 7A (THSD7A). Người bệnh dương tính với kháng nguyên này chiếm 2,5 - 5%. Ngoài ra, một số kháng nguyên đích khác được phát hiện ở những người bị viêm cầu thận màng là:

  • Exostosin 1/exostosin 2 (EXT1/EXT2): Xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ; hầu hết những người mắc bệnh tự miễn dịch tiềm ẩn (lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp).
  • Protein thần kinh EGF-like-1 (NELL-1): Liên quan đến bệnh ác tính, thuốc và nhiễm trùng.
  • Semaphorin 3B (Sema3B): Chiếm khoảng 15% các trường hợp viêm cầu thận màng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi và có tiền sử gia đình mắc bệnh, nhưng chỉ 1 - 3% các trường hợp người lớn. Bệnh có thể tiến triển và tái phát sau khi ghép thận.
  • Protocadherin 7 (PCDH7): Xảy ra ở trẻ em và thanh niên, một số người có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm cầu thận màng.

Nguyên nhân thứ cấp

Bệnh viêm cầu thận màng có thể tiến triển do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác như:

  • Đã tiếp xúc với chất độc như thủy ngân, vàng.
  • Sử dụng một số loại thuốc như penicillamine, trimethadione, thuốc chống viêm không steroid, captopril, tiopronin,...
  • Bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Sốt rét, viêm gan B, viêm gan C, viêm nội tâm mạc, giang mai.
  • Mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ruột kết,...
  • Rối loạn tự miễn dịch: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh basedow.
  • Có tiền sử ghép thận hoặc tủy xương. 

su-dung-mot-so-thuoc-nhu-penicillamine-trimethadione-thuoc-chong-viem-khong-steroid-captopril-lam-tang-nguy-co-mac-benh-viem-cau-than-mang.webp

Sử dụng một số thuốc như penicillamine, trimethadione, thuốc chống viêm không steroid, captopril,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận màng

Điều trị viêm cầu thận màng như thế nào?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với tình trạng viêm cầu thận màng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng và ức chế hệ miễn dịch, bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn bằng cách giảm lượng muối và hàm lượng protein.
  • Dùng thuốc điều trị nội khoa: Thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc corticoid để ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc lợi tiểu để giảm tình trạng phù và các thuốc chống đông máu nhằm hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.

Đối với viêm cầu thận màng thứ phát, người mắc được hướng dẫn điều trị các bệnh lý liên quan.

Ích Thận Vương - Giải pháp thảo dược giúp cải thiện tình trạng viêm cầu thận màng, ngăn ngừa suy thận tiến triển

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị viêm cầu thận màng, nhiều người bệnh lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để bảo vệ và tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa tiến triển sang suy thận. Nổi trội là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương với thành phần chính dành dành. 

Dành dành được nghiên cứu tại Trung Quốc có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và tổn thương thận.

thao-duoc-danh-danh-co-tac-dung-lam-giam-tinh-trang-thieu-mau-tai-than-chong-xo-hoa-va-ton-thuong-than.webp

Thảo dược dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và tổn thương thận

Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như hoàng kỳ, linh chi đỏ, đan sâm,... giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ giảm biểu hiện của suy thận, làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh về thận (sỏi thận, viêm cầu thận màng,...).

Theo khảo sát của Vn-Economy năm 2021, có đến 92,9% người dùng sản phẩm Ích Thận Vương hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, tiểu buốt, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý.

co-den-92-9-nguoi-dung-ich-than-vuong-hai-long-ve-hieu-qua-cua-san-pham.webp

Có đến 92,9% người dùng Ích Thận Vương hài lòng về hiệu quả của sản phẩm

nut-dat-mua.gif

Kinh nghiệm cải thiện bệnh thận, suy thận nhờ Ích Thận Vương

Nhiều người sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương đã cải thiện bệnh thận, suy thận. 

- Trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Châu, trú tại số nhà 29, ngõ 88, phố Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định. Ông Châu bị suy thận độ 2 và thường xuyên xuất hiện triệu chứng như tiểu đêm nhiều, tiểu buốt, tiểu khó, phù, ấn lõm, chỉ số creatinin cao. May mắn thay, ông Châu tìm hiểu biết đến sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương trị suy thận, các triệu chứng như tiểu đêm, phù đã giảm, chỉ số creatinin về mức an toàn. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Châu trong video dưới đây:

- Trường hợp của ông Phạm Văn Hùng, ở số 30/39/5 đường 100 Bình Thới, Phường 14, Quận 11, TP.HCM. Ông Hùng bị sạn thận, chức năng thận yếu, nước tiểu sủi bọt như bọt bia khiến sức khỏe ngày càng suy giảm nghiêm trọng. May mắn thay, ông Hùng được một người bạn giới thiệu sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương chống suy thận. Từ sau khi sử dụng Ích Thận Vương, tình trạng sạn thận không còn, ông Hùng hết đau hông trái, chức năng thận được cải thiện. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Hùng trong video dưới đây:

Để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm, Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

nut-dat-mua.gif

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm cầu thận màng mà bạn có thể tham khảo. Nếu đang mắc tình trạng viêm cầu thận màng hay bệnh thận khác hoặc suy thận, bạn nên điều trị sớm và đúng phương pháp để cải thiện kịp thời. Đừng quên sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương giúp cải thiện và ngăn ngừa suy thận tiến triển. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin dưới bài viết này hoặc liên hệ theo hotline 0917.214.851 - 0975.284.017 để được tư vấn nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/membranous-nephropathy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499865/

https://emedicine.medscape.com/article/239799-overview?icd=login_success_email_match_norm