Thận yếu là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm các chức năng của thận. Các triệu chứng thận yếu thường diễn tiến âm thầm vả ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy những nguyên nhân nào khiến chức năng thận bị suy yếu? Và đâu là cách trị thận yếu hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện của thận yếu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thận yếu thường không có triệu chứng bất thường nào. Chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng, các triệu chứng mới bắt đầu biểu hiện rõ rệt. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Tay chân lạnh, hay có cảm giác ớn lạnh, rùng mình.
  • Tiểu đêm nhiều lần.
  • Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.
  • Đau lưng, mỏi gối.
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung.
  • Mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ra thận yếu

Thận yếu có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: 

Nguyên nhân bên trong

Tuổi tác

Ở người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa dần, trong đó có thận. Tùy từng người có tốc độ lão hóa khác nhau thì chức năng thận suy yếu sẽ khác nhau.

Suy-giam-chuc-nang-than-la-dieu-khong-the-tranh-khi-ban-gia-di.webp

Suy giảm chức năng thận là điều không thể tránh khi bạn già đi

Các vấn đề về đào thải nước tiểu

Các bệnh lý như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản, tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư đại tràng,... gây cản trở quá trình đào thải nước tiểu. Nước tiểu không được đào thải sẽ tích tụ lại và gây áp lực lên thận. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn.

Giảm lưu lượng máu đến thận

Khi lưu lượng máu đến thận không đủ các chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ dẫn đến  tế bào thận bị tổn thương và suy yếu. Bệnh lý làm giảm lượng máu đến thận gồm nhồi máu cơ tim, suy gan, suy gan, dị ứng, nhiễm trùng huyết.

Các bệnh của thận

Bệnh thận đa nang, viêm cầu thận, bệnh thận đái tháo đường, suy thận do tăng huyết áp,... khiến các tế bào thận bị hủy hoại làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng.

Các bệnh lý tự miễn

Các bệnh tự miễn thường khiến hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể làm tiêu diệt chính các tế bào của các cơ quan trong cơ thể. Tế bào thận cũng không ngoại lệ. Các bệnh tự miễn thường gặp gồm lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture.

Nguyên nhân bên ngoài

  • Căng thẳng, lo âu quá mức: Thường xuyên căng thẳng trong công việc, cuộc sống sẽ gây kích thích bàng quang. Hệ tiết niệu bị kích thích liên tục sẽ làm chức năng thận bị suy yếu.
  • Sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia làm suy giảm khả năng thải độc của thận. Ngoài ra, sử dụng rượu, bia khiến huyết áp tăng cao gây tổn thương đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
  • Tiền sử sử dụng thuốc: Lạm dung các thuốc NSAIDs, giảm đau trong thời gian dài khiến mạch máu và các mô thận bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Lối sống không lành mạnh: Thói quen ăn mặn, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, lười uống nước, nhịn tiểu thường xuyên, thức khuya, ít vận động, sinh hoạt tình dục quá độ,... cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra thận yếu.

Loi-song-thieu-khoa-hoc-gay-ra-than-yeu-va-nhieu-benh-khac.webp

Lối sống thiếu khoa học gây ra thận yếu và nhiều bệnh khác

Bạn đang gặp vấn đề thận yếu và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.8510975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

tu-van-hotline.png

>>XEM THÊM: Mách bạn 7 mẹo chữa thận yếu tại nhà cho hiệu quả nhanh chóng – Đừng bỏ lỡ!

Cách điều trị thận yếu tại nhà

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận yếu, phổ biến nhất là dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên các thuốc này thường chỉ giải quyết được triệu chứng và còn gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phương pháp thay đổi chế độ ăn, kết hợp sử dụng thảo dược cũng giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả.

Chế độ ăn cho người bị thận yếu

Chế độ ăn có vai trò lớn đối với sức khỏe người bệnh nói chung và thận nói riêng. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế biến chứng do thận yếu gây ra. Chế độ ăn uống của người bệnh thận yếu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Cân bằng đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, protein, lipid, vitamin và chất khoáng. Không kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Không ăn quá nhiều đạm thực vật cũng như kiêng hoàn toàn đạm động vật.
  • Uống đủ nước.
  • Tránh các thực phẩm có tiền sử dị ứng trước đó.
  • Ăn ít muối, dưới 6g/ngày. Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng nồng độ oxalate trong nước tiểu. Nồng độ oxalate cao khiến bệnh nhân phục hồi lâu hơn, gia tăng nguy cơ suy thận.
  • Các thực phẩm người bệnh thận yếu nên ăn:
  • Rau xanh đậm: Cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xoăn,... chứa nhiều vitamin có lợi cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Cá thu, cá ngừ, cá trích, hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, các loại đậu,... chứa nhiều omega 3 có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm chậm quá trình tổn thương thận
  • Bơ: Cung cấp cấp năng lượng, acid béo không no và làm giảm nồng độ triglyceride, cholesterol trong máu.
  • Táo: Có tác dụng giảm nồng độ cholesterol máu, duy trì huyết áp ổn định.
  • Dưa lưới: Cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây tổn thương thận.
  • Ớt chuông đỏ: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, lycopene có tác dụng phục hồi các tổn thương tại thận, điều hòa nồng độ các chất điện giải trong máu.
  • Các thực phẩm người bệnh thận yếu nên hạn chế:
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm này khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Thận phải hoạt động nhiều hơn khiến các triệu chứng thận yếu trở nên nặng nề hơn.
  • Thực phẩm giàu kali, phospho: nước ngọt có ga, socola, phô mai, bơ đậu phộng, khoai tây, cam, mơ, dưa hấu, kiwi,.. Ăn quá nhiều các thực phẩm này gây quá tải cho thận do chức năng lọc kali, phospho đã bị suy giảm. 

Nguoi-benh-than-can-an-du-chat-dinh-duong,-khong-kieng-khem-qua-muc.webp
Người bệnh thận cần ăn đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức

Thảo dược hỗ trợ cải thiện chức năng thận

Bên cạnh chế độ ăn uống, trong dân gian lưu truyền rất nhiều loại thảo dược chữa thận yếu khác nhau. Dưới đây là một số loại thảo dược cải thiện chức năng thận phổ biến:

Đậu đen

Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, kiện tỳ, hạ khí. Màu đen là màu quy vào tạng thận nên đậu đen có tác dụng với các bệnh lý thận. Để phục hồi chức năng thận, bạn chỉ cần rang khoảng 500g đậu đen đến khi thấy mùi thơm, để nguội rồi cho vào hũ dùng dần. Mỗi lần dùng lấy một nắm đun sôi 10 phút thành trà uống trong ngày.

Mã đề

Mã đề là vị thuốc rất quen thuộc trong dân gian cũng như các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh thận. Mã đề có vị ngọt, tính hàn, quy vào thận, bàng quang, phế. Vị thuốc này có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, giúp cơ thể giải độc hiệu quả. Để chữa thận yếu tại nhà bạn cần chuẩn bị một năm lá mã đề rửa sạch và một chút cam thảo dây. Cho thảo dược vào ấm và đổ nước ngập mặt. Đun đến khi nước cạn còn khoảng ½ thì chắt ra bát uống trong ngày.

Ma-de-giup-loai-bo-cac-chat-doc-ra-khoi-co-the-nhanh-chong.webp

Mã đề giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng

Kim tiền thảo

Trong đông y, kim tiền thảo có vị mặn, tính hơi hàn, quy kinh thận, bàng quang, can đởm. Đây cũng là một vị thuốc phổ biến dùng điều trị các bệnh thận. Để chữa bệnh thận yếu, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 20g kim tiền thảo khô đun với 1 lít nước trong 30 - 60 phút. Chắt lấy nước, uống vào mỗi buổi sáng.

Rau ngổ

Rau ngổ có vị cay, tính mát giúp cải thiện chức năng thận, thanh nhiệt giải độc. 

Bạn có thể sử dụng rau ngổ để giải quyết triệu chứng thận yếu bằng cách lấy một nắm rau ngổ đem giã nát, vắt lấy nước cốt chia làm hai phần. Sau mỗi bữa ăn, bạn lấy một phần nước cốt pha với nước ấm uống là được.

Rau-ngo-khong-chi-la-rau-gia-vi-ma-con-rat-tot-cho-than.webp

Rau ngổ không chỉ là rau gia vị mà còn rất tốt cho thận

Ích Thận Vương - cứu tinh cho người thận yếu

Sử dụng các thảo dược chữa thận yếu thường khiến người bệnh nhanh nản chí, bỏ cuộc vì tốn nhiều thời gian chuẩn bị, đun sắc. Thấu hiểu điều đó, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích thận vương dạng viên nén tiện dụng.

Ích Thận Vương có thành phần chính là chiết xuất từ cây dành dành kết hợp với với các thảo dược khác như hoàng kỳ, mã đề, trầm hương,... Sản phẩm có tác dụng cải thiện chức năng thận, tăng khả năng thanh thải, lọc của thận, hỗ trợ giải quyết tình trạng tiểu đêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành suy thận. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ được các nguyên nhân cũng như các cách điều trị thận yếu tại nhà. Ngoài ra, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo suy giảm chức năng thận, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Link tham khảo:

https://www.kidney.org/news/ekidney/august14/10_Signs_You_May_Have_Kidney_Disease

https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/weak-kidneys-pay-attention-but-dont-worry-excessively