Bệnh thận ứ nước đang ngày càng phổ biến, xảy ra với bất kỳ ai và mọi độ tuổi. Hiện nay, cách chữa thận ứ nước từ những cây thuốc nam đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn vì tính an toàn, hơn hẳn so với các loại thuốc tây y. Vậy cách áp dụng những bài thuốc này ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất? XEM NGAY!

Thận ứ nước là bệnh gì?

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu trong thận bị vật cản làm nghẽn lại, khiến thận phồng to lên bất thường. Tình trạng ứ nước có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên thận. Nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước thường gặp là sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,... Thận ứ nước được chia làm 4 cấp độ, cụ thể:

than-u-nuoc-la-gi.webp

Các cấp độ của bệnh thận ứ nước

- Thận ứ nước độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh, cầu thận bị sưng giãn nhẹ (dA-P khoảng 5 - 10mm). Các triệu chứng thường gặp của bệnh thận ứ nước độ 1 là: Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tăng huyết áp,..

- Thận ứ nước độ 2: Đây là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận. Ở giai đoạn này, bệnh thận ứ nước sẽ gây ra các triệu chứng như: Đau mạn sườn và hông cả ngày, đi tiểu liên tục.

- Thận ứ nước độ 3: Theo lý giải của các chuyên gia, thận ứ nước có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn bể thận và từ đó gây viêm, khiến chức năng thận bị suy giảm. Đặc biệt, nếu mắc bệnh mà không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy thận cấp, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Mời bạn xem thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về mức độ nghiêm trọng của tình trạng thận ứ nước độ 3 trong video dưới đây:

- Thận ứ nước cấp độ 4: Khi bước sang thận ứ nước độ 4, tức là bệnh đã nặng hơn, bể thận, đài thận bị giãn thành 1 nang lớn nên rất khó phân biệt được đâu là bể thận, đâu là đài bể thận và thận cũng sẽ rất to.

>>> Xem thêm: Bạn đã biết khi mắc bệnh thận ứ nước nên ăn gì là tốt nhất chưa?

Nguyên nhân gây thận ứ nước là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thận ứ nước. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước phổ biến mà bạn cần chú ý:

 + Sỏi thận: Đây được coi là nguyên nhân gây thận ứ nước hàng đầu hiện nay. Sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu ứ lại, không xuống được bàng quang.

+ Rối loạn chức năng bàng quang: U não, tổn thương tủy sống và bệnh đái tháo đường... có thể làm trào ngược bàng quang niệu quản, gây nên bệnh thận ứ nước.

+ Cổ bàng quang co bất thường: Tình trạng này cũng gây tắc nghẽn nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo, làm thận bị ứ nước.

+ Niệu quản bị hẹp: Nguyên nhân gây bệnh này còn do người bệnh phải mổ lấy sỏi trước đó, để lại vết sẹo khiến niệu quản bị hẹp, gây tắc nghẽn và làm ứ nước.

+ Khối u ngoài đường tiết niệu: Khối u lớn hình thành gây chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu, dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu viêm cầu thận cấp ở trẻ em, bố mẹ nên biết để bảo vệ con

Thận ứ nước nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn. Nếu như thận ứ nước ở cấp độ 1 thì mức độ nguy hiểm và tổn thương thận hoàn toàn có thể cải thiện được và chưa nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chữa trị từ giai đoạn đầu tiên, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang độ 2 rồi độ 3… đến lúc đó, mức tổn thương sẽ lên đến 75% – 90% kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

Đầu tiên phải kể đến là biến chứng gây suy thận. Đặc biệt, tình trạng suy thận cấp diễn ra trong thời gian rất ngắn, khiến người bệnh không kịp phòng ngừa và có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, khi nước tích tụ trong bể thận quá nhiều sẽ làm cho màng lọc cầu thận bị căng lên và năng suất làm việc của thận giảm xuống, gây ra các tổn thương.

Biến chứng nguy hiểm tiếp theo phải kể đến khi thận bị ứ nước đó là bệnh viêm cầu thận và chúng có thể dẫn đến mạn tính nếu không được phát hiện hay điều trị hiệu quả. Tình trạng này xảy ra khi có biểu hiện nhiễm trùng kéo dài, dẫn tới sự gia tăng đột ngột của hồng cầu, cao huyết áp, protein niệu hay phù nhẹ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Nước tiểu màu giống như cola hoặc màu trà từ các tế bào máu đỏ (tiểu máu); Tích nước (phù) rõ ở mặt, tay, chân và bụng; Mệt mỏi, thiếu máu; Đi tiểu ít hơn bình thường. Không phải bệnh nhân nào cũng gặp biến chứng, bởi chúng chỉ xuất hiện do một số nguyên nhân nhất định. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì cũng rất nguy hiểm và cuối cùng đều dẫn tới suy thận mạn nếu phát hiện quá muộn.

>>> Xem thêm: Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu?

Cách chữa thận ứ nước từ 4 cây thuốc nam

Hiện nay, có rất nhiều cách giúp ngăn chặn nguy cơ thận ứ nước nặng thêm, trong đó, chữa thận ứ nước từ cây thuốc nam đang là phương pháp được nhiều người quan tâm vì tính đơn giản, giá thành rẻ và đem lại hiệu quả lâu dài. Dưới đây là 4 cây thuốc chữa thận ứ nước mà bạn có thể tham khảo:

Chữa thận ứ nước bằng cuống lá đu đủ

Chữa thận ứ nước bằng cuống lá đu đủ thực hiện như sau: Sắc 15g cuống lá đu đủ, 20g dứa, 15g rễ cỏ tranh với nửa lít nước đến khi cạn còn ⅓ thì dừng lại. Mỗi ngày bạn uống nước thuốc sắc này 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Áp dụng liên tục trong 2 tuần, sau đó nghỉ khoảng 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình mới. Trong trường hợp nguyên nhân gây thận ứ nước là sỏi thận thì bạn có thể dùng thêm với các loại thảo dược như: Râu mèo, hạt chuối hột, kim tiền thảo, mã đề, rau ngổ… Những thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và tiêu sỏi rất hiệu quả.

Chữa thận ứ nước bằng rễ cỏ tranh

Ở các vùng nông thôn, chắc chắn ai cũng biết và đã từng bắt gặp cỏ tranh. Chắc hẳn, nhiều người không biết rằng, rễ cây cỏ tranh còn có thể dùng để chữa thận bị ứ nước hiệu quả. 

Bài thuốc bổ thận bằng cỏ tranh được chỉ định như sau: Nguyên liệu cần có là rễ cỏ tranh, cuống lá đu đủ và củ khóm. Đem các nguyên liệu rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ và sắc đến khi nước trong nồi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Đợi nước thuốc nguội thì chia thành 2 lần trong ngày để uống. Thời gian tốt nhất là uống vào buổi sáng và buổi chiều. Sau một thời gian thực hiện, tình trạng thận ứ nước của bạn sẽ dần được cải thiện.

Chữa thận ứ nước bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo là thảo dược thường sử dụng trong dân gian. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách: Rửa sạch kim tiền thảo, đợi ráo nước, sau đó đem phơi khô (nếu bạn chuẩn bị nguyên liệu nhiều thì có thể phơi khô và bảo quản trong túi nilon để tránh các vi khuẩn trong không khí làm mốc, hư hỏng). Mỗi ngày, dùng một nắm kim tiền thảo sắc trong nồi và uống. Lộ trình thực hiện khoảng 1 tuần. Nên nhớ sử dụng nước thuốc này vào hai thời điểm sáng và chiều trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc loãng với 3 lít nước để uống thay nước hàng ngày.

Chữa thận ứ nước bằng hoa hồng

Nếu cách chữa thận ứ nước bằng thuốc nam bên trên gây khó khăn cho bạn trong việc tìm nguyên liệu thì việc sử dụng hoa hồng sẽ là giải pháp hữu ích và dễ kiếm. 

Phương pháp này được thực hiện như sau: Bạn cho hoa hồng cùng một vài loại thuốc nam như xa tiên tử, ngưu tất, xuyên khung, tì giải, ích trí nhân, sài hồ, chỉ xác, đương quy (những vị thuốc này có sẵn tại các hiệu thuốc Bắc). Đem tất cả sắc lên và uống mỗi ngày 2 lần.

>>> Xem thêm: Suy thận độ 1 có phục hồi không và biện pháp cải thiện hiệu quả tại nhà

Giải pháp hỗ trợ điều trị thận ứ nước được chuyên gia khuyên dùng

Việc áp dụng các bài thuốc nam kể trên tuy có hiệu quả nhưng cần sự kiên trì và tốn nhiều công đun sắc. Đặc biệt, với cuộc sống hiện đại như ngày nay thì nhu cầu tìm kiếm một giải pháp tối ưu hơn ngày càng trở nên cấp bách. Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương

ich-than-vuong.webp

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị thận ứ nước hiệu quả

Sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành có chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng tốt với tất cả các vấn đề về thận, hỗ trợ điều trị thận ứ nước hiệu quả. 

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... đem đến tác dụng phòng ngừa, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị thận ứ nước hiệu quả; Ngăn chặn thận ứ nước tiến triển thành suy thận. Ngoài ra, Ích Thận Vương còn làm chậm tiến trình suy thận; Giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận; Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

Cảm nhận của khách hàng

>>> Không chỉ có tác dụng cải thiện thận ứ nước, sản phẩm Ích Thận Vương còn hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả, điển hình là trường hợp của bác Ngô Tấn Thuận. 

Bác Ngô Tấn Thuận (sinh năm 1955) số nhà C3/42 A8, tổ 8, ấp 3B, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 - 8 lần. Rất may, trong một lần đang theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe, bác Thuận thấy có nhắc đến sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua về dùng. Bác Thuận hồ hởi kể: “Tôi đã mua về và kiên trì dùng, khi đến tuần thứ 5, tôi thấy hai chân bắt đầu xẹp xuống, giảm phù, lưng bớt đau, đặc biệt là đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ phải dậy khoảng 1 lần, cùng lắm là 2 lần để đi tiểu. Sau 3 tháng dùng Ích Thận Vương, tôi đã cải thiện tình trạng tiểu đêm, các chỉ số trở về mức bình thường”. Xem chia sẻ của bác Thuận trong video sau:

Đánh giá của chuyên gia

Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng. Mời bạn nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn chi tiết trong video sau:

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng thận ứ nước và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017

Dược sĩ Đào Ngọc