Hầu hết chúng ta thường không mấy chú ý đến sức khỏe của các bộ phận bên trong cơ thể, bao gồm cả thận. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, thận là một bộ phận vô cùng quan trọng, nó có chức năng chính là lọc chất độc trong máu ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, khi chức năng thận suy giảm thì chất độc bị tích lũy lại sẽ gây bệnh. Ngoài ra, nếu thận không sản xuất đầy đủ hormone sẽ gây ra rối loạn chức năng các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này không những đe dọa sức khỏe của thận mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thận. Nếu bị bệnh thận, bạn hãy lưu ý khi tiêu thụ các thực phẩm sau đây nhé.
Khi chức năng thận suy giảm, một số triệu chứng có thể xuất hiện như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Lúc này, người bệnh cần có biện pháp để giảm gánh nặng cho thận bằng cách kiểm soát lượng muối vào cơ thể, hạn chế thức ăn giàu đạm, thức ăn chứa nhiều kali.
Chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thận.
Khi bị bệnh thận, hãy tránh tiêu thụ các loại thực phẩm sau
- Quả bơ: Mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch nhưng nó lại không phải là loại quả mà người mắc bệnh thận nên ăn nhiều. Hàm lượng kali trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.
Người bị suy thận không nên ăn chuối
- Chuối: Loại quả này cũng chứa một lượng kali rất cao nên nó cũng nằm trong danh sách thực phẩm không tốt cho người bị bệnh thận.
- Thịt bò: Bạn vẫn biết rằng thịt bò tốt cho sức khỏe, trừ trường hợp bạn bị bệnh gout. Nhưng thực tế, nếu bạn gặp vấn đề ở thận, bạn cũng không nên ăn nhiều thịt bò. Lượng protein trong thịt bò có thể quá cao so với "sức chịu đựng" và xử lý của thận. Do vậy, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng thịt bò bạn có thể ăn là bao nhiêu.
- Sữa: Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
- Nội tạng động vật: Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine... Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.
- Khoai tây: Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao vì vậy nó cũng không phải là thực phẩm tốt cho người gặp trục trặc ở thận. Nếu bạn có ý định ăn khoai tây, tốt nhất hãy ngân khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.
- Cà chua: Cũng giống như khoai tây, cà chua có chứa nhiều kali nên cũng không tốt cho người bị bệnh thận. Tuy nhiên, cà chua không thể ngâm trong nước như khoai tây, vậy nên, nếu bị bệnh thận, bạn hãy tránh xa loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng khỗng nên ăn nhiều để tránh tăng áp lực cho thận.