Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cấp tính ở cổ họng, ngoài da, răng miệng; đa số là do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A. Cách điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và có chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ ăn dành cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

Nguyên tắc ăn uống với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp không có biến chứng nặng:

Ăn lạt: chế độ ăn lạt không muối, nước mắm, nước tương, bột ngọt, bột nêm.

Đạm: khoảng 0,6 g/kg cân nặng mỗi ngày, cần hạn chế đạm trong trường hợp có suy thận

Bột đường: bao gồm gạo, mỳ, khoai củ, bánh ngọt.

Chất béo: nên sử dụng các loại dầu thực vật

Vitamin và muối khoáng: nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì không ăn trái cây.

20190518_043539_748514_hoi-chung-than-hu-o.max-1800x1800-1.jpg

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

Chế độ ăn dành cho bệnh nhi suy thận mạn

Suy thận là tình trạng mà thận còn thực hiện được một số chức năng của mình. Do vậy, thận không còn có thể loại bỏ một số chất dư thừa trong cơ thể. Đối với trẻ suy thận, chậm tăng trưởng và nhẹ cân là hai vấn đề quan trọng cần được quan tâm chăm sóc. Tại bệnh viện, bác sĩ thận sẽ kết hợp với chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra một chế độ ăn hợp lý dành cho từng trẻ suy thận. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ viết một cách tổng quan về chế độ ăn đối với trẻ suy thận.

Đạm: các loại đạm có giá trị sinh học cao như thịt, trứng, sữa. Việc hạn chế đạm sẽ tùy theo chức năng thận của từng trẻ.
Bột đường: Các loại bột ít đạm như miến dong, khoai lang, khoai sọ, mật, đường, bánh kẹo
Chất béo: nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật
Vitamin và muối khoáng:
Ăn lạt: do thận suy nên không thể thải muối vì vậy cần hạn chế muối và tất cả các sản phẩm có chứa nhiều muối như khô, mắm, tôm khô, tương, chao …
Chất kali: Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali tăng sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột. Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu... Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau.
Chất phốt pho: phốt pho cũng không được lọc qua thận khi suy thận vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phốt pho như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô
Canxi: trong bệnh suy thận canxi máu giảm nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ nên cần chế độ ăn giàu canxi. Canxi thường có nhiều trong hải sản như tôm, cua,ốc và sữa,…