Sỏi thận là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đời sống của người mắc. Vì vậy, bị sỏi thận uống gì hết luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Các chuyên gia cho rằng, một chế độ ăn uống khoa học chính là “chìa khóa” giúp bệnh sỏi thận cải thiện hiệu quả hơn. Nếu bạn đang quan tâm lo lắng về điều này thì đừng bỏ qua những gợi ý có trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận chính là những tinh thể rắn, tạo nên từ khoáng chất và muối có trong nước tiểu, lâu ngày kết lại. Thành phần của sỏi thận là các chất khoáng tạo tinh thể như canxi, natri, oxalat, acid uric,… Thông thường, những chất này có thể hòa tan trong nước tiểu, nhưng khi ở nồng độ quá cao, chúng sẽ lắng đọng và kết tinh. Sỏi thận khi mới hình thành có kích thước nhỏ và thường tự đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, khi sỏi có kích thước lớn, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiết niệu và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi thận mà bạn không thể ngờ:
+ Uống ít nước, sử dụng nhiều soda: Những người uống nhiều soda trong ngày, đặc biệt là soda có đường sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23%. Bên cạnh đó, trong nước ngọt có chứa fructose (một loại đường) cũng làm tăng hóa chất gây sỏi thận.
Uống nhiều nước ngọt có thể gây sỏi thận
+ Ăn mặn: Khi dung nạp một lượng lớn muối vào cơ thể hàng ngày trong thời gian dài sẽ khiến thận phải bài tiết nhiều canxi.
+ Ăn nhiều thịt: Việc ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường từ 30 - 50%.
+ Không ăn trái cây: Trong các loại trái cây có múi như cam, quýt chứa citrate - một hợp chất làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Bởi vậy, những người có thói quen lười ăn trái cây sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.
Ngoài ra, còn khá nhiều nguyên nhân gây sỏi thận khác như: Bỏ bữa sáng, nhịn tiểu lâu, mất ngủ, béo phì,… Nắm rõ được các nguyên nhân gây sỏi thận, bạn cần phải nhanh chóng thay đổi thói quen xấu, ăn uống, sinh hoạt khoa học.
>>> Xem thêm: Bị sỏi thận nên kiêng gì?
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm, sỏi thận sẽ tăng dần kích thước, đến một giai đoạn nhất định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Viên sỏi tích tụ lâu ngày tại thận sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu và tổn thương niêm mạc thận, niệu quản. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng thận,... với nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tắc nghẽn đường nước tiểu
Sỏi thận có thể di chuyển và mắc kẹt tại những vị trí hẹp trên đường tiết niệu, hay gặp nhất là niệu quản, niệu đạo, gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Khi nước tiểu không lưu thông được sẽ bị ứ đọng, dẫn tới thận ứ nước,... Nếu không khắc phục sớm có thể làm giãn đài bể thận, giãn niệu quản, lâu dần là gây suy thận, vỡ thận.
Sỏi thận khiến đường tiểu bị tắc nghẽn và khiến thận bị ứ nước
Suy thận
Đây là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, sỏi thận kéo dài, làm hủy hoại dần các tế bào và gây suy thận. Mức độ tổn thương càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và khi thận tổn thương trên 75% có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vỡ thận
Vỡ thận là tai biến cấp tính do sỏi thận gây ra. Nước tiểu ứ đọng lâu ngày tại thận sẽ làm tăng áp lực trong thận, khiến thận giãn rộng, vách thận mỏng dần, dẫn đến vỡ thận đột ngột, thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
>>> Xem thêm: Mổ nội soi sỏi thận bao lâu thì lành?
Bị sỏi thận uống gì hết?
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bị sỏi thận uống gì hết?
Nước lọc
Theo nghiên cứu khoa học, khoảng 80% cơ thể là nước. Nó tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, một khi cơ thể mất nước sẽ mệt mỏi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt nước có vai trò vô cùng quan trọng đến chức năng của thận. Khi bị sỏi thận, bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít nước/ngày. Việc uống nhiều nước không những giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, giải khát mà còn tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế sỏi thận. Uống nhiều nước sẽ giúp nước tiểu loãng ra, nồng độ khoáng chất hình thành sỏi cũng giảm hẳn.
Nước râu ngô
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp làm tăng lượng nước tiểu gấp 3 - 5 lần so với bình thường. Nhờ thế, khi bị sỏi thận, người bệnh uống nước râu ngô sẽ kích thích đi tiểu nhiều hơn, làm sạch bàng quang, loại bỏ vi khuẩn ở đường tiết niệu, hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài hiệu quả. Cách làm như sau: Lấy 10g râu ngô đun với 200ml nước sau đó chia làm 3 - 4 lần uống/ngày, thực hiện liên tiếp trong 10 ngày.
Nước cam, chanh tươi
Đây được coi là thức uống tốt cho người bị sỏi thận. Theo nghiên cứu, nước cam, chanh đều chứa nhiều citrat - đây là chất giúp chống lại sự hình thành sỏi trong cơ thể. Không những vậy, nước cam, chanh còn chứa nhiều vitamin giúp thanh lọc và tiêu độc hiệu quả.
Nước dừa
Theo y học cổ truyền, nước dừa không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn giúp tăng sản xuất hormone tuyến giáp và lợi tiểu. Khi uống nước dừa, cơ thể sẽ có xu hướng bài tiết nhanh hơn, vì thế mà các chất cặn bã lắng tụ cũng được đẩy ra ngoài. Không những thế, uống nước dừa thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu hay sỏi bàng quang.
Nước ép cần tây
Mặc dù nước ép cần tây hơi khó uống nhưng nó lại có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng loại bỏ độc tố cùng các chất lắng đọng gây sỏi thận ra bên ngoài, hơn nữa còn giúp giảm đau hiệu quả. Do đó, bạn có thể uống nước cần tây để loại bỏ sỏi thận tốt hơn, đồng thời còn chống đầy hơi, kích thích sự bài tiết và giúp cơ thể khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Bị sỏi niệu quản 1/3 trên có nguy hiểm không?
Giải pháp cải thiện và ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả nhờ thảo dược thiên nhiên
Sỏi thận là kết quả của một quá trình. Qua thời gian, nếu các cặn lắng trong đường tiết niệu không được đào thải ra ngoài sẽ tạo thành tinh thể cứng. Do đó, cách phòng ngừa sỏi thận chính là ức chế kết tinh khoáng chất tại thận. Thời gian đầu, thường chưa phải dùng thuốc nhưng cần can thiệp tích cực để ngăn chặn từ sớm. Ngoài việc điều chỉnh lối sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh và tăng lượng chất lỏng, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thảo dược giúp cải thiện và tăng cường chức năng thận, tiêu biểu như dành dành.
Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của dành dành trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác, tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả
Ích Thận Vương là sản phẩm hướng đến mục tiêu vừa giúp bào mòn sỏi, tránh sỏi tăng về kích thước, số lượng cũng như ngăn ngừa sỏi tái phát. Ngoài dành dành, Ích Thận Vương còn có sự kết giữa các thảo dược lợi tiểu khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đem đến tác dụng:
+ Giúp lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.
+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.
+ Cải thiện chức năng thận.
+ Làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.
+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận, Ích Thận Vương còn giúp:
+ Cải thiện các triệu chứng khi bị suy thận như: Mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…
+ Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như: Đái tháo đường, tăng huyết áp,…
+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.
+ Làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.
Cảm nhận của khách hàng
>>> Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân (sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM).
Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về sử dụng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình trong video sau:
Đánh giá của chuyên gia
Những vị thuốc nào trong đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận? Những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Thắc mắc: Bị sỏi thận uống gì hết đã có lời giải đáp. Để sỏi thận không có cơ hội làm phiền, bên cạnh việc có một chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập khoa học, đừng quên sử dụng Ích Thận Vương mỗi ngày, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bị sỏi thận uống gì hết và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Dược sĩ Đào Ngọc