Người bị sạn thận thường rất quan tâm tới vấn đề ăn uống. Họ chán ngán với cảnh lâu lâu lại bị cơn đau gắt khi sạn di chuyển nên muốn biết phải ăn kiêng khem ra sao cho sạn khỏi tái phát. Sạn thận có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng thận và có thể dẫn tới suy thận nếu không điều trị và ăn uống đúng cách.

1-Sạn calcium oxalate

Trước đây người bệnh thường được khuyên  bớt ăn thực phẩm chứa  nhiều calcium để giảm nguy cơ sạn thận. Nhưng thực ra, sự liên hệ không hoàn toàn như vậy. Cao calcium trong nước tiểu có thể không phải hoàn toàn vì  nhiều calcium  trong máu.

Một vài bệnh như chứng Tăng  Chức Năng Tuyến Cận Giáp ( Hyper-parathyroidism), rối loạn  dư thừa  sinh tố D, u bướu xương, bệnh sarcoidosis  đều làm tăng calcium trong máu và đều là nguyên nhân đưa tới sạn trong thận. Chữa những bệnh này sẽ  làm giảm calcium trong máu và nước tiểu.

Nhiều khi calcium trong nước tiểu cao là do sự hấp thụ từ thực phẩm  trong  một vài bệnh của  ruột ( Crohn' disease, suy tụy tạng) hoặc  khi dùng  quá nhiều sinh tố C ( sinh tố này được biến hóa ra oxalate) hoặc do thận rỉ calcium ra ngoài.

Nếu là do hấp thụ từ ruột thì sự hạn chế thực phẩm có  oxalate calcium giúp  ích cho việc điều trị. Thực phẩm có nhiều oxalate là rau spinach, quả dâu, súc cù là, quả hạch ( nuts), trà.

Nhiều chuyên gia khuyên cắt bớt sự tiêu thụ calcium. Nhưng xin cẩn thận lấy ý kiến của bác sĩ trước, vì hạn chế quá, cơ thể sẽ rút calcium ở xương và làm xương suy yếu, dễ gẫy.Có ý kiến khác cho là sự giới hạn này có thể làm tăng nguy cơ bị sạn oxalate, vì calcium cao sẽ  giúp gia tăng  sự hấp thụ oxalate trong ruột và giảm sạn oxalate trong nước tiểu.

2-Sạn uric acid

Uric acid là do sự chuyển hóa của chất purine trong chất đạm động vật và một số thực phẩm khác mà ra. Uric acid trong nước tiểu cũng lên cao ở người bị bệnh thống phong (gout), khi uống nhiều thuốc Aspirin, Probenecid.  Do đó, khi hạn chế thực phẩm có nhiều purine  sẽ làm giảm nguy cơ sạn này rất nhiều.

Thực phẩm có nhiều purine là: gan , óc, tim, thận động vật; cá herring, sardine; bia, rượu vang; thịt, đậu , rau cauliflower, nấm, rau spinach, tôm cá.

3-Sạn struvite

Gồm các hóa chất ammonium, magnesium và phosphate. Và thường thấy ở nữ giới. Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn đường tiểu tiện với các loại Proteus hoạc Klebsiella, khiến chất urea phân hóa thành các tinh thể ammonium Tinh thể tụ lại với nhau và đưa tới sạn thận.

Bệnh sạn này thường được chữa bằng thuốc kháng sinh để loại trừ  nhiễm trùng hoặc bằng giải phẫu. Dinh dưỡng không có vai trò gì trong loại sạn này.

Kết luận

Trong tất cả các trường hợp sạn bộ máy tiết niệu, số lượng nước tiêu thụ hàng ngày có  một vai trò rất quan trọng. Nước uống làm nước tiểu loãng và ngăn ngừa các tinh thể gây sạn kết tụ với nhau. Cho nên, mỗi ngày, người bị bệnh sạn  thận cần uống ít nhất tám ly nước hoặc nhiều hơn.

Xin lưu ý là  một số thực phẩm làm thay đổi mức độ kiềm hoặc acid của nước tiểu ( chỉ số pH) và có ảnh hưởng tới sự kết tinh các hóa chất trong sạn thận.

 Rau, trái cây( ngoại trừ trái prune, plumbs, cranberries), sữa,  làm nước tiểu có độ kiềm.

Thực phẩm có nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, pho mát; trái plumb, prunes, cranberries, ngô báp, đậu lentils  làm nước tiểu có độ acid.

Ngoài ra, kinh nghiệm các cụ ta là nước sắc rễ đu đủ, nước ngô và râu ngô  luộc, nước sắc cây râu mèo cũng được dùng để tiêu sạn