Theo thống kê chưa chính thức của ngành y tế, hiện nay ở Việt Nam có khoảng gần 6 triệu người bị suy thận, trong đó 72.000 người đã chuyển sang suy thận giai đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Trong số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, chỉ có 600 người được chạy thận (chiếm 10%), 90% còn lại tử vong.

Một điều nguy hiểm là có rất nhiều người chưa biết mình bị suy thận và cuộc sống bản thân đang bị đe dọa bởi căn bệnh giấu mặt này. Đa số người bệnh đi khám ở giai đoạn rất muộn, có trên 50% người bệnh bị chẩn đoán sai, 67% người bệnh thận đến viện phải lọc máu ngay, nếu không sẽ tử vong. Suy thận âm thầm tiến triển theo 5 giai đoạn, người bệnh có thể chỉ thấy các triệu chứng mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu ra máu, phù (chân, xung quanh mắt), tăng creatinin huyết hoặc protein niệu,… Theo PGS.BS Trần Văn Chất – Chủ tịch Hội thận học Hà Nội, khi đã suy thận ở giai đoạn cuối, chức năng lọc của thận suy giảm hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn, lúc này, việc chỉ định điều trị thay thế thận là bắt buộc và rất tốn kém, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ tử vong do toan hóa máu, Kali máu tăng, suy tim, tai biến mạch máu não, hôn mê do hội chứng tăng urê huyết,... Chính vì thế, phòng ngừa và phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc làm chậm tiến trình suy thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

ích thận vương -  suy thận (Ảnh minh họa)

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm suy thận

Theo thống kê của ngành y tế, chi phí điều trị một năm của mỗi bệnh nhân suy thận mạn tính vượt trên khả năng kinh tế của nhiều gia đình: khoảng 100 triệu đồng. Một người bị bệnh suy thận phải lọc máu 3 lần/tuần (khoảng 1,5 triệu đồng) và phải duy trì việc này đến cuối đời (thường kéo dài 20 năm).

Ngoài vấn đề phí điều trị thì tình trạng quá tải cũng khiến số bệnh nhân được chạy thận nhân tạo khá ít ỏi. Ở bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, 46 máy chạy thận nhân tạo phải chia ra 4 ca để chạy suốt ngày đêm, mỗi ca từ 3-4 giờ. Tại bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM các máy cũng chạy hết công suất, nhưng chỉ giải quyết được hơn 200 bệnh nhân/ngày. 

Một trong những biện pháp hữu hiệu là ghép thận hiện vẫn chưa phổ biến do nguồn thận ghép không có. Một số người có nhu cầu ghép thận thường phải ra nước ngoài với chi phí ghép chỉ dành cho "nhà giàu". Thuốc để điều trị suy thận thì rất đắt, nhiều người không đủ điều kiện sử dụng nên thường "buông xuôi" để bệnh ngày càng nặng và từ giã cuộc sống rất nhanh. Thực ra suy thận không đáng sợ nếu bạn phát hiện sớm và tìm được giải pháp điều trị phù hợp túi tiền mà vẫn hiệu quả.

TS Trần Quốc Bình cho biết, hiện nay phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận ít tốn kém chi phí như dùng Ích Thận Vương đang được người sử dụng phổ biến. Sản phẩm này giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận, cải thiện các triệu chứng và kiểm soát các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận.

Tháng 9/2010 vừa qua, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (thuộc Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) đã thử nghiệm hàm lượng Kali và Phốt–pho trong Ích Thận Vương. Kết quả cho thấy, với liều sử dụng tối đa 6 viên/ngày, Ích Thận Vương đưa vào cơ thể 79,8mg Kali, chỉ bằng 1/40 lượng Kali cung cấp qua đường thức ăn hàng ngày (2.400 – 4.000mg); lượng Phốt-pho đưa vào là 11,46mg, chỉ tương đương với 1/150 lượng Phốt-pho cung cấp cho cơ thể hàng ngày qua đường thức ăn vào cơ thể (1.000 - 2.000mg). Như vậy, hàm lượng Kali và Phốt-pho trong Ích Thận Vương là rất nhỏ nên người bệnh suy thận mạn ở mọi giai đoạn, người mắc các bệnh có nguy cơ dẫn đến suy thận như sỏi thận, tăng huyết áp, đái tháo đường,... thậm chí cả người chưa bị suy thận hoặc chưa có điều kiện đến bệnh viện kiểm tra chức năng thận đều có thể dùng được Ích Thận Vương lâu dài để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị mà không sợ tăng Kali và Phốt-pho trong máu.