Sỏi thận tiết niệu là một bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 3% dân số của các nước phương Tây. Ở Việt Nam, theo thống kê tại khoa Thận-Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm (1991-1996) có tới 9,5% bệnh nhân nằm viện có viêm thận - bể thận do sỏi. Bệnh có nguy cơ cao dẫn đến suy thận mạn.
Nguyên nhân gây sỏi thân tiết niệu là do sự kết thạch của một sô thành phần trong nước tiểu. Theo vị trí, sỏi thận tiết niệu bao gồm: sỏi đài- bể thân, sỏi san hô, sỏi niêu quản đoạn trên- giữa- dưới, sỏi bàng quang và sỏi tuyến tiền liệt. Bệnh thường có các triệu chứng:
- Cơn đau quặn thận: Bệnh nhân lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh, có thể khiến sỏi di chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường niệu.
- Đái buốt, nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ tổn thương đường niệu, nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.
- Viêm đài- bể thân do ứ nước tiểu: Bệnh nhân bị đái đục, đau vùng lưng- thắt lưng. Đại đa sô trường hợp có sốt cao, rét run; nếu muộn có thể có phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng,...
Ảnh minh họa
Sỏi thận tiết niệu có thể làm tắc đường niệu nên dễ dẫn tới nhiều biến chứng: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết,... Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây tăng huyết áp, chức năng thận bị suy giảm, gây suy thận – đây là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận tiết niệu. Việc điều trị sỏi thận tiết niệu tùy thuộc vào vị trí, kích thước sỏi, thành phần cấu tạo sỏi, thận đã ứ nước hay chưa, có suy thận không để chọn lựa phương pháp thích hợp. Có thể điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật tán sỏi,… Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giảm đau, an thần khi bệnh nhân bị triệu chứng đau quặn thận, có thể kết hợp thuốc chống co thắt, dãn cơ trơn, dãn niệu quản. Thuốc kháng sinh được chỉ định khi sỏi thận tiết niệu bị bội nhiễm hoặc viêm thận – bể thận cấp, Bên cạnh đó, các loại thuốc lợi tiểu, dịch truyền, thuốc bào mòn và làm tan sỏi thận… cũng có thể được sử dụng.
Hiện nay, các sản phẩm thiên nhiên đã chứng tỏ ưu điểm là không gây tác dụng phụ, chi phí hợp lý, nên bạn có thể sử dụng lâu dài trong việc hỗ trợ điều trị, kiểm soát sỏi thận và giảm triệu chứng, phòng ngừa nguy cơ dẫn đến suy thận, cải thiện chức năng thận. Một trong những sản phẩm điển hình là Ích Thận Vương.
Chị Nguyễn Thị Hà ở Uông Bí, Quảng Ninh mắc bệnh sỏi thận và thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau quặn thận, đau thắt lưng và vùng bụng dưới dữ dội, kém ăn, mất ngủ, tiểu nhiều, nước tiểu đục. Tuy nhiên, sau 2 tháng chị Hà sử dụng Ích Thận Vương, từ đi tiểu 3-4 lần/đêm giờ chỉ còn 1 lần, hết đau bụng, hết đau lưng, ăn ngủ tốt hơn, chức năng thận cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày, người bị sỏi thận tiết niệu nên uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít/ngày), thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế đạm; đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi, đánh giá diễn biến của bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa dẫn tới suy thận giai đoạn cuối.
Mai Thanh