Suy thận mạn (Chronic kidney disease - CKD) là bệnh có tỉ lệ người mắc ngày càng tăng. Tại Mỹ, theo thống kê của Tổ chức Thận quốc gia thì ở nước này có 26 triệu người lớn bị suy thận mạn và hàng triệu người khác có nguy cơ cao của bệnh. Tại Việt Nam, có khoảng 6 triệu người bị suy thận mạn, chiếm 6,73% dân số.

Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian. Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận (GFR) bình thường hoặc tăng nhẹ… Đến giai đoạn 5 là nặng nhất (GFR<15ml/phút), ở giai đoạn này, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

 ích thận vương - suy thận mạn (Ảnh minh họa)

Nên uống nhiều nước mỗi ngày để phòng ngừa suy thận

PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi cho biết, triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Do đó, phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Suy thận có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu, tăng huyết áp,… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: 40% do đái tháo đường, 30% do tăng huyết áp, 10% do viêm cầu thận, còn lại là một số nguyên nhân khác như: sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim và cũng có thể là hậu quả của việc dùng lâu dài thuốc gây độc tính cao với thận (một số nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh...).

Khi suy thận tiến triển sang giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống, điều này gây tổn hại về sức khỏe, kiệt quệ về kinh tế gia đình và xã hội. Tại hội thảo chiến lược điều trị suy thận mạn tại TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS Nguyễn Thị Bay – Trưởng khoa YHCT Đại học Y dược TP.HCM cho biết, hiện nay bệnh nhân cần thận trọng với một số loại thuốc Nam, thuốc Bắc trong điều trị suy thận. Tại hội thảo, bên cạnh những phương pháp điều trị bảo tồn tốn kém như chạy thận, ghép thận thì các bác sĩ đã trao đổi về sản phẩm Ích Thận Vương. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay, Ích Thận Vương có sự phối hợp giữa các thảo dược, ngoài việc giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng, giải quyết vấn đề lợi tiểu, nâng đỡ chức năng lọc của thận, thì nó còn tác động đi vào phía nguyên nhân và ngăn chặn biến chứng của suy thận.

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Tháng 9/2010 vừa qua, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (thuộc Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) đã thử nghiệm hàm lượng Kali và Phốt–pho trong Ích Thận Vương. Kết quả cho thấy, với liều sử dụng tối đa 6 viên/ngày, Ích Thận Vương đưa vào cơ thể 79,8mg Kali, chỉ bằng 1/40 lượng Kali cung cấp qua đường thức ăn hàng ngày (2.400 – 4.000mg); lượng Phốt-pho đưa vào là 11,46mg, chỉ tương đương với 1/150 lượng Phốt-pho cung cấp cho cơ thể hàng ngày qua đường thức ăn vào cơ thể (1.000 - 2.000mg). Như vậy, hàm lượng Kali và Phốt-pho trong Ích Thận Vương là rất nhỏ nên người bệnh suy thận mạn ở mọi giai đoạn, người mắc các bệnh có nguy cơ dẫn đến suy thận như sỏi thận, tăng huyết áp, đái tháo đường,.... đều có thể dùng được Ích Thận Vương lâu dài để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị mà không sợ tăng Kali và Phốt-pho trong máu.