Khi bị sỏi thận, bạn có thể lựa chọn các cách điều trị khác nhau như sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ sỏi. Việc phòng ngừa và xử lý sỏi thận sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ về sau.
Tổng quan về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận, đôi khi còn được gọi là sạn thận, xảy ra khi các chất khoáng cùng với muối lắng cặn trong thận và đường tiết niệu. Những cặn lắng có xu hướng kết tinh lại với nhau để hình thành nên các tinh thể rắn, trong đó dạng phổ biến nhất là tinh thể canxi.
Kích thước của viên sỏi thận có thể nhỏ như hạt cát hoặc lớn cỡ một viên ngọc trai. Đối với trường hợp sỏi nhỏ thường được bài tiết ra bên ngoài theo đường nước tiểu và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Nếu xuất hiện rõ rệt các triệu chứng đau, nghĩa là viên sỏi thận có kích cỡ lớn và di chuyển từ bể thận xuống niệu quản – bàng quang, khiến cho đường tiết niệu của người bệnh bị tổn thương.
Sỏi thận là bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
Các loại sỏi thận thường gặp
Theo các chuyên gia cho biết, sỏi thận thường được phân thành những loại sau đây:
Sỏi canxi
Đây là loại sỏi thận thường gặp nhất, ảnh hưởng chủ yếu tới nam giới ở độ tuổi từ 20 – 30 và có nguy cơ tái phát cao. Sỏi canxi gồm các loại chính: Canxi carbonat, canxi oxalat và canxi phosphat. Trong số đó, loại phổ biến nhất là canxi oxalat, xảy ra ở những người sử dụng nhiều các sản phẩm có chứa oxalat.
Sỏi cystin
Thường thấy ở những người mắc cystin niệu – một chứng rối loạn di truyền, khiến cho thận phải bài tiết quá nhiều một loại axit amin.
Sỏi axit uric
Loại sỏi này có xu hướng phát triển và hình thành khi cơ thể bị rối loạn chuyển hoá axit uric. Nó cũng có liên quan mật thiết đến bệnh gout và xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
Sỏi phosphat
Chủ yếu là sỏi amoni magie photphat (sỏi nhiễm trùng), đặc trưng hơi bở và có màu vàng. Kích thước của loại sỏi này rất lớn, có thể làm lấp kín các đài bể thận và hình thành nên sỏi san hô. Sỏi phosphat chủ yếu là do tình trạng nhiễm khuẩn proteus tiết niệu lâu ngày gây ra.
Sỏi struvite
Chủ yếu xảy ra ở nữ giới, thường là hậu quả của tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu lâu ngày. Loại sỏi này thường có xu hướng phát triển nhanh chóng và dễ làm tắc nghẽn đường tiết niệu.
Biết được các loại sỏi thận thường gặp giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sỏi thận?
Thực tế, nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận rất đa dạng. Chủ yếu, các nguyên nhân đều liên quan tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất dẫn đến bệnh sỏi thận theo đánh giá của các chuyên gia:
Tuỳ tiện sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc bừa bãi và tự ý kê đơn mà không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Đặc biệt, lạm dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, chẳng hạn như thuốc kháng sinh penicillin hoặc cephalosporin.
Uống ít nước
Khi cơ thể thiếu hụt đi lượng chất lỏng cần thiết sẽ khiến cho thận gặp phải khó khăn trong quá trình lọc và đào thải các chất ra bên ngoài. Đây chính là lý do làm cho nước tiểu của bạn trở nên đậm đặc hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho muối và chất khoáng kết tinh lại với nhau, gây ra bệnh sỏi thận.
Uống ít nước là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận
Chế độ ăn uống kém lành mạnh
Thói quen ăn uống hàng ngày không hợp lý, chẳng hạn như ăn nhiều đồ dầu mỡ hoặc quá mặn, có thể khiến cho các chất khoáng lọc qua thận nhiều hơn và và dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Nhịn ăn sáng
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dịch mật là một yếu tố không thể thiếu, nhất là vào buổi sáng sớm, khi cơ thể bạn cần cung cấp nhiều năng lượng hơn sau một đêm ngủ dài. Do đó, việc nhịn ăn sáng có thể khiến cho dịch mật bị tích tụ lại ở đường ruột và túi mật, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Nhịn đi tiểu
Thường xuyên nhịn tiểu có thể góp phần làm cho các chất khoáng không được đào thải đúng cách ra bên ngoài, dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể canxi và hình thành nên viên sỏi thận.
Bị mất ngủ kéo dài
Thông thường, mô thận có thể tự tái tạo những tổn thương khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho chức năng này của thận gặp phải trục trặc và lâu dần dẫn tới sỏi thận.
Mất ngủ kéo dài có thể gây sỏi thận
Bạn đang bị sỏi thận và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Người mắc bệnh sỏi thận thường có triệu chứng gì?
Người bị sỏi thận trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi viên sỏi bắt đầu di chuyển xung quang thận hoặc xuống niệu quản. Khi sỏi bị mắc kẹt lại ở niệu quản, chúng sẽ ngăn chặn dòng nước tiểu, gây sưng thận, co thắt niệu quản và các triệu chứng đáng lưu ý khác như:
- Một bên của cơ thể hoặc phía dưới xương sườn có cảm giác đau nhói và đau dữ dội.
- Bệnh nhân có cảm giác đau rát khi đi tiểu, tiểu khó và tiểu buốt.
- Cơn đau xuất hiện từng đợt và thay đổi cường độ đau từng lúc.
- Nước tiểu có màu sắc bất thường (màu đỏ, hồng hoặc nâu), tiểu ra máu. Đôi khi, quan sát nước tiểu thấy có lẫn cặn.
- Nước tiểu có mùi khó chịu hoặc trông vẩn đục
- Tăng tần suất đi tiểu, tiểu són hoặc tiểu dắt.
- Sỏi thận có thể ảnh hưởng đến thần kinh vùng bụng và hệ tiêu hoá, khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn mửa.
- Trong trường hợp sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến triệu chứng sốt và ớn lạnh.
Đau lưng hoặc đau mạn sườn do sỏi thận
Khi nhận thấy có những triệu chứng sỏi thận trên, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Quá trình điều trị sỏi thận diễn ra càng chậm chễ thì nguy cơ gặp phải các biến chứng càng cao.
>>XEM THÊM: Những dấu hiệu sỏi thận cảnh báo bạn phải đi khám ngay
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Viên sỏi thận nếu còn tồn tại lâu ngày trong đường tiết niệu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, sỏi thận cùng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như suy giảm chức năng thận, suy thận, khiến người bệnh phải chạy thận.
Nếu người bệnh có một viên sỏi, nguy cơ phát triển thêm những viên sỏi khác sẽ cao hơn. Theo các chuyên gia cho biết, những người mắc bệnh sỏi thận có khoảng 50% nguy cơ hình thành thêm viên sỏi khác trong vòng từ 5 – 7 năm.
Nhìn chung, sỏi thận có thể ít gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho bệnh nhân nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trong trường hợp cụ thể, người bị sỏi thận có thể chỉ cần uống nhiều nước kết hợp với sử dụng thuốc để phá vỡ và đào thải sỏi ra bên ngoài qua nước tiểu.
Nếu bệnh sỏi thận tiến triển nghiêm trọng hơn, ví dụ như sỏi mắc kẹt ở đường tiết niệu, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cần can thiệp phẫu thuật hoặc tình trạng nhiễm trùng.
Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến sỏi thận, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để bệnh được xử lý kịp thời.
Nên điều trị sỏi thận như thế nào cho hiệu quả?
Hiện nay, có nhiều cách điều trị sỏi thận hiệu quả tùy thuộc vào kích thước sỏi, chẳng hạn như sử dụng thuốc đào thải sỏi, tán sỏi, phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở lấy sỏi. Dưới đây là các cách điều trị sỏi thận cụ thể:
Cách điều trị sỏi nhỏ gây ra ít triệu chứng
Đối với những bệnh nhân có sỏi thận kích thước nhỏ và được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu có thể áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa. Viên sỏi sẽ được bài tiết ra ngoài và ít gây đau đớn hơn khi người bệnh sử dụng các loại thuốc chẹn alpha làm giãn cơ ở niệu quản, chẳng hạn như tamsulosin hoặc tamsulosin kết hợp với dutasteride.
Ngoài ra, người mắc bệnh sỏi thận cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như naproxen hoặc ibuprofen nhằm làm giảm cảm giác đau đớn. Để viên sỏi nhanh chóng được đào thải ra bên ngoài, bệnh nhân cần lưu ý uống nước nhiều hơn.
Cách điều trị sỏi lớn gây ra nhiều triệu chứng
Viên sỏi thận có kích thước quá lớn thường khó có thể tự đào thải ra bên ngoài qua đường nước tiểu, do đó nó rất dễ gây ra những tổn thương cho thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần phải được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể.
- Nội soi tán sỏi niệu quản.
- Tán sỏi qua da.
- Phẫu thuật tuyến cận giáp (nếu nguyên nhân gây sỏi do bệnh tuyến cận giáp).
Điều trị sỏi lớn bằng tán sỏi qua da
Ngăn ngừa sỏi thận nhờ thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh sỏi thận, bạn nên thực hiện những thay đổi nhất định trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa sỏi thận mà bạn nên tham khảo:
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày. Để có một cơ thể khoẻ mạnh, bạn nên uống từ 2 – 3 lít nước/ngày.
- Hạn chế ăn nhiều muối và giảm bớt lượng gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều oxalate, chẳng hạn như khoai lang, rau chân vịt, củ rền, chocolate và các sản phẩm từ đậu nành.
- Tránh sử dụng những loại thuốc tăng nguy cơ hình thành sỏi khi không cần thiết.
- Nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sỏi tiết niệu, bạn nên hạn chế dung nạp cholesterol hoặc mỡ vào cơ thể.
- Tránh nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
Mặc dù bạn không cần phải tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa canxi, tuy nhiên nên thận trọng khi sử dụng những sản phẩm bổ sung khoáng chất này vì có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung canxi nào.
Bên cạnh việc tuân thủ các thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận có nguồn gốc từ tự nhiên như Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương là giải pháp an toàn cho người bị sỏi thận
Với thành phần chính là dành dành, cùng các chất và dược liệu quý khác, bao gồm đan sâm, trầm hương, râu mèo, hoàng kỳ, bạch phục linh, linh chi đỏ, mã đề, Coenzyme Q10 và L-carnitine Fumarate, Ích Thận Vương giúp đem lại những công dụng tuyệt vời sau đây:
- Giúp ngăn ngừa phát triển suy thận ở những bệnh nhân mắc phải các bệnh có nguy cơ cao như sỏi thận, viêm cầu thận, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
- Bảo vệ và tăng cường chức năng thận.
- Lợi tiểu.
- Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, tiểu khó, tiểu rắt, rối loạn tiểu tiện và vô niệu do thận kém.
Ích Thận Vương được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn, hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Liều lượng uống sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng, cụ thể:
- Hỗ trợ phòng ngừa bệnh: Uống mỗi lần một viên, 2 lần/ngày.
- Hỗ trợ điều trị bệnh: Uống mỗi lần 2 – 3 viên, 2 lần/ngày.
Bạn nên uống viên nén Ích Thận Vương trước ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng một giờ. Nhằm đạt được những lợi ích tốt nhất mà Ích Thận Vương mang lại, bạn nên dùng liên tục từ 3 – 6 tháng.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/kidney-stones
https://www.kidneyfund.org/kidney-disease/kidney-problems/kidney-stones/