Cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi. Ngày uống 10-20 g toàn cây hay 6-12 g hạt dưới dạng thuốc sắc. Trong y học cổ truyền, sỏi đường tiết niệu được gọi là chứng sa lâm, thạch lâm (kích thước nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch), gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó. Nguyên nhân là thấp nhiệt gây lắng đọng cặn ở nước tiểu, làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu, dẫn đến tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ khí trệ làm chảy máu. Sỏi túi mật và sỏi đường dẫn mật có triệu chứng chủ yếu là đau vùng hạ sườn phải và vàng da.

Các dược thảo trị sỏi đường tiết niệu và đường mật

Kim tiền thảo: Thường gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc, từ Nghệ An trở ra. Kim tiền thảo đang được nghiên cứu trồng ở một số nơi. Chất soyasaponin I và polysacarid trong cây này có tác dụng làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, ức chế sự hình thành sỏi hoặc sự tăng trưởng của sỏi calci oxalat ở đường tiết niệu.

Đối với gan mật, kim tiền thảo có tác dụng tăng cường sự phân tiết dịch mật. Nó được dùng chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng. Liều dùng hằng ngày: 15-30 g, sắc nước uống.

Cây thạch vĩ: Gặp phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng trung du ở cả hai miền Nam Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian, thạch vĩ được dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hợp sỏi đường tiết niệu, tiểu ra máu, viêm niệu đạo, bàng quang. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc.

Ý dĩ: Theo y học cổ truyền, ý dĩ dùng chữa phù thũng, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra sỏi. Liều 20-30 g/ngày, thường dùng dưới dạng thuốc sắc.
- Kim tiền thảo 30 g, chỉ xác (sao) 10-15 g; xuyên huyện tử, hoàng tinh, sinh đại hoàng mỗi vị 10 g. Sắc uống ngày một thang.

- Kim tiền thảo, rau má tươi, cỏ xước mỗi vị 20 g; hoạt thạch, củ gấu mỗi vị 12 g; nghệ vàng, hải tảo mỗi vị 8 g; mề gà 6 g. Sắc uống ngày một thang.

- Kim tiền thảo, nhân trần mỗi vị 40 g; sài hồ, mã đề mỗi vị 16 g; chi tử 12 g, chỉ xác, uất kim mỗi vị 8 g; nha đạm tử 6 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày một thang.

- Sài hồ 16 g; long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 12 g, cam thảo, đại hoàng mỗi vị 4 g. Nếu sốt và vàng da nhiều, thêm bồ công anh 40 g, hoàng liên 12 g, hoàng bá 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc chữa sỏi đường tiết niệu

- Kim tiền thảo 30 g, hải kim sa, đông quỳ tử, xuyên phá thạch, hoạt thạch mỗi vị 15 g; ngưu tất 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Kim tiền thảo 30 g, xa tiền tử 15 g; thanh bì, ô dược, đào nhân, mỗi vị 10 g; ngưu tất 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Kim tiền thảo 40 g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 20 g; trạch tả, uất kim, ngưu tất mỗi vị 12 g; kê nội kim 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Ý dĩ 20 g sắc uống trong ngày. Uống liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thường.

- Thúc đẩy sự bài xuất sỏi: Kim tiền thảo 40 g, hạt mã đề, thạch vĩ, hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 20-40 g; đông quỳ tử, ngưu tất, chỉ xác, hậu phác, vương bất lưu hành mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.

cay-ma-de3.jpg

Mã đề giúp bài trừ sỏi tiết niệu

- Chữa sỏi kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40 g, mã đề 20 g; sinh địa, đạm trúc diệp mỗi vị 16 g; mộc thông, cam thảo sao cháy, kê nội kim mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa sỏi đường tiết niệu gây sung huyết, chảy máu: Kim tiền thảo 40 g, mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, ngưu tất 12 g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu buốt, tiểu dắt: Kim tiền thảo 40 g, ngải cứu 16 g, kê nội kim 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp dùng thuốc không đỡ hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận, phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi. Sau khi phẫu thuật xong, có thể tiếp tục dùng các bài thuốc trên để tránh sỏi niệu tái phát.