Tuy không nằm trong nhóm bệnh lây nhiễm nhưng tỷ lệ mắc suy thận ngày càng tăng. Khi suy thận đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải chạy thận để duy trì sự sống. Quá trình này rất tốn kém và để lại không ít mối nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy người bị suy thận cần làm gì để giảm nguy cơ chạy thận nhân tạo?
Suy thận là gì?
Suy thận là sự suy giảm các chức năng của thận. Lúc này, thận yếu đi, thậm chí ngừng hoạt động khiến máu không được lọc và chất thải độc hại bị tích trữ trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Những dấu hiệu và triệu chứng suy thận tiến triển theo thời gian, bao gồm: Buồn nôn; Ói mửa; Chán ăn; Mệt mỏi và cơ thể suy yếu; Có những vấn đề về giấc ngủ vì chứng tiểu đêm; Thay đổi lượng nước tiểu; Giảm sút tinh thần; Co giật cơ bắp và chuột rút; Nấc; Sưng bàn chân và mắt cá chân; Ngứa dai dẳng; Đau ngực nếu tràn dịch màng tim; Khó thở nếu chất lỏng tích tụ trong phổi; Cao huyết áp;…
Sưng phù là triệu chứng điển hình của suy thận
Theo thống kê của Hội Thận học Quốc tế, hiện trên thế giới có hơn 10% dân số bị bệnh thận mạn tính. Dự báo con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Còn tại Việt Nam, số người mắc bệnh về thận chiếm khoảng 7% dân số. Trong số các vấn đề về thận thì bệnh thận mạn tính có tỷ lệ mắc cao, mức độ trầm trọng, gây ra nhiều hệ lụy nặng nề. Suy thận do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do:
Nguyên nhân bệnh lý:
– Tiểu đường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Số người mắc bệnh tiểu đường càng tăng thì tỷ lệ biến chứng về thận, suy thận càng cao.
– Huyết áp cao: Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây đạm niệu và dẫn đến suy thận.
– Sỏi thận: Khi bị sỏi thận không điều trị triệt để sẽ khiến đường tiết niệu viêm nhiễm nặng, lâu dần gây suy giảm chức năng thận và dẫn đến suy thận.
– Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận như: Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, nhiễm trùng nặng bởi các vi khuẩn có độc lực cao gây sốc nhiễm trùng.
– Một số thuốc điều trị có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày với liều không thích hợp như: Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc kháng lao, thuốc và hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang,…
Thói quen sống không khoa học
Những thói quen sống hàng ngày thiếu khoa học cũng như chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến thận suy giảm chức năng:
+ Uống nhiều nước ngọt có ga sẽ khiến nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi. Khi uống những loại nước này trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo gánh nặng cho thận, gây tổn thương thận.
+ Lạm dụng muối: Chế độ ăn quá nhiều muối dễ gây ra huyết áp cao, tăng áp lực cho thận, dần dần gây suy thận.
Ăn mặn là thói quen không tốt và có thể dẫn đến suy thận
+ Uống ít nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu, cô đặc các chất thải và độc tố trong nước tiểu, gây hại cho thận.
Nguyên nhân cốt lõi: Bên cạnh những nguyên nhân thường được biết tới như trên, các chuyên gia xác định yếu tố chính gây suy thận là do sự suy giảm chức năng của thận. Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Chức năng chính của thận là lọc máu, chất thải và chỉ giữ lại protein cũng như các tế bào máu. Ngoài ra, thận còn có vai trò quan trọng giúp cân bằng độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp các tế bào máu, điều hòa nồng độ ion trong máu. Thận khỏe sẽ giúp bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà ứ đọng lại. Lâu dần, chúng sẽ gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn rồi dẫn đến suy thận.
Suy thận độ mấy phải chạy thận?
Quỹ Thận học Quốc gia phân chia suy thận mạn tính thành 5 giai đoạn với các triệu chứng tương ứng dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể:
- Giai đoạn đầu của suy thận mạn (suy thận độ 1, 2): Bệnh chỉ biểu hiện nhẹ, các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, mức lọc cầu thận từ 60 - 89 ml/phút, chỉ số creatinin sẽ từ 130 - 299 mmol/l. Ở giai đoạn này, bệnh rất khó phát hiện nên nhiều người không biết mình đã bị suy thận.
- Giai đoạn 3 (suy thận độ 3): Mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 60ml/phút. Cơ thể có triệu chứng: Thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng, chán ăn.
+ Suy thận độ 3A (GFR = 45 - 59 mL/phút), chỉ số creatinin ở mức 300 - 499 mmol/l.
+ Suy thận độ 3B (GFR = 30 - 44 mL/phút), chỉ số creatinin ở mức 500 - 899 mmol/l.
- Giai đoạn 4 (suy thận độ 4): Tiến triển bệnh đã nặng, các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ ràng, bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, nôn, nấc cụt, xuất huyết đường tiêu hóa, xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, chân tay sưng phù, phù nề mi mắt, ngứa, nặng hơn là khó thở, lơ mơ, co giật, hôn mê, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 30 ml/phút, creatinin ở mức trên 900 mmol/l.
- Giai đoạn 5 (suy thận giai đoạn cuối): Thận lúc này đã bị hư tổn nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút, có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng của bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, da và máu.
Bệnh nhân suy thận khi nào cần chạy thận nhân tạo
Thông thường, chạy thận nhân tạo thường được chỉ định khi thận bị tổn thương nặng nề, chức năng chỉ còn khoảng 10 - 15% hoặc mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 29 ml/phút (từ suy thận giai đoạn 4). Chạy thận là việc sử dụng các thiết bị máy móc nhằm hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn khi một số chức năng suy giảm. Đây là hình thức lọc máu với quá trình như sau: Máu được đưa qua một bộ lọc bên ngoài, làm sạch và sau đó trả lại cơ thể.
Tác dụng phụ của chạy thận nhân tạo: Ở giai đoạn cuối, việc chạy thận thường được chỉ định. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra các biến chứng từ cấp tính, đe dọa tính mạng đến mạn tính, xuất hiện sau nhiều năm. Những biến chứng thường gặp nhất đó là: Tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn và nôn, đau ngực, ngứa, sốt, ớn lạnh. Trên thực tế, nhiều người sợ chạy thận, bởi chi phí đắt đỏ, không phải ai cũng có điều kiện thực hiện thường xuyên. Vậy nên, để ngăn ngừa nguy cơ suy thận tiến triển nặng hơn và phải chạy thận nhân tạo, bạn cần có biện pháp ngăn ngừa, cải thiện bệnh từ sớm.
Cần làm gì để tránh nguy cơ phải chạy thận?
Hiện nay, số người bị suy thận ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, chi phí để thực hiện lọc máu suốt đời hay ghép thận là vô cùng lớn. Vì thế, nhiều người đặt ra câu hỏi là: Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ suy thận tiến triển nặng và tránh phải chạy thận? Có ý thức và thực hiện phương pháp kiểm soát suy thận ngay từ đầu, điều trị bảo tồn tích cực, cải thiện triệu chứng sẽ giúp ngăn ngừa chuyển sang giai đoạn nặng bằng cách:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những bước quan trọng để bảo tồn chức năng thận cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra. Cụ thể:
+ Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh: Nên bổ sung protein từ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các loại đậu. Đồng thời thêm vào thực đơn nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Cá béo, các loại hạt, olive và quả bơ.
+ Kiêng các loại carbohydrate tinh chế và tránh thực phẩm gây viêm, dị ứng.
+ Hạn chế những trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng khiến thận bị tổn thương.
+ Bổ sung vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B5 và B6 giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thận làm việc hiệu quả.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Người mắc suy thận cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như: Đi bộ, đạp xe, yoga,…
Điều trị nguyên nhân gây suy thận
Điều trị theo tây y
Mục tiêu điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng của suy thận, kiểm soát nguyên nhân và bệnh lý đi kèm như huyết áp, đường huyết,… Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn:
+ Thuốc lợi tiểu.
+ Thuốc để giảm mức cholesterol.
+ Thuốc điều trị huyết áp cao để bảo toàn chức năng thận.
+ Thuốc điều trị thiếu máu để kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.
+ Thuốc bảo vệ xương như canxi và vitamin D.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị suy thận có những ưu nhược điểm bạn cần nắm bắt được như:
- Ưu điểm: Người bệnh suy thận dùng thuốc tây có thể kiểm soát triệu chứng phù, tăng huyết áp, đường huyết, giảm đau,...
- Nhược điểm: Trong tây y đánh giá sự tổn thương do suy thận mạn là không thể hồi phục. Chính vì vậy, mục tiêu điều trị thường chỉ cải thiện triệu chứng chứ không giúp làm tăng cường chức năng thận và gây nhiều tác dụng phụ như: Người mệt mỏi; Buồn nôn, nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng; Viêm loét dạ dày, tá tràng và ảnh hưởng tới chức năng gan, thận; Gây lệ thuộc thuốc.
Điều trị suy thận bằng thuốc tây
Hỗ trợ điều trị bằng cách đun sắc vị thuốc đông y
Trong đông y, có rất nhiều thảo dược thiên nhiên quý giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện suy thận như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo,… Các loại thuốc này có ưu – nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Lợi thế lớn nhất của phương pháp điều trị này chính là sự an toàn cho sức khỏe. Vì chủ yếu sử dụng thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên không gây nhiều tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp điều trị này lại mang đến không ít phiền toái và khó khăn cho người bệnh như:
+ Mất nhiều thời gian để sắc thuốc, hàm lượng dược chất có thể bị mất đi, pha loãng trong quá trình đun sắc.
+ Phải dùng trong thời gian dài mới nhận thấy hiệu quả.
+ Thuốc đông y rất khó mang theo lúc đi du lịch nên đôi khi lại làm cho quá trình điều trị bị gián đoạn.
Chính bởi những nhược điểm trên mà rất nhiều người không đủ kiên nhẫn đã phải từ bỏ phương pháp điều trị bằng đông y chỉ sau 1 thời gian ngắn và chẳng bao lâu sau, bệnh lại tái phát.
Giải pháp cải thiện suy thận, ngăn ngừa nguy cơ chạy thận an toàn, hiệu quả
Mặc dù, suy thận được nhận định là vô cùng nguy hiểm nhưng các phương pháp chữa bệnh hiện nay lại không đáp ứng đủ mục tiêu điều trị, tồn đọng nhiều hạn chế. Chính vì thế, nếu muốn khắc phục được suy thận một cách hiệu quả thì cần phải tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh, đó là sự suy giảm chức năng thận. Vì vậy, hướng điều trị trước mắt là khắc phục các triệu chứng: Tiểu đêm, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, sưng phù, chán ăn, da xanh xao,… Về lâu dài là giúp tăng cường chức năng lọc máu, giải độc cho cơ thể, bảo vệ thận, cải thiện sức khỏe, kiểm soát tình trạng thiếu máu, giảm hồng cầu và chỉ số creatinine, đảm bảo chức năng tiết hormone của thận, cân bằng điện giải, kiềm toan, đặc biệt là ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa là phải an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng cho cơ thể.
Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã không ngừng tìm ra nhiều hướng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người mắc suy thận. Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia đã sử dụng nhiều vị thuốc quý được dùng để bổ thận từ hàng ngàn năm qua trong y học cổ truyền, chọn lọc kỹ lưỡng, kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại, và kết quả là năm 2010 họ đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Sản phẩm Ích Thận Vương ra đời được xem là tin vui với người bị suy thận bởi đáp ứng đầy đủ các mục tiêu điều trị trên cũng như đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng. Ích Thận Vương chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: Dành dành, linh chi đỏ, đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, bạch phục linh, mã đề,... Các thảo dược này giúp mang tới công dụng:
Giúp giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận
Trong sản phẩm Ích Thận Vương, các thành phần giúp cải thiện chức năng thận, giảm tổn thương thận và làm chậm diễn tiến suy thận, tác động trực tiếp vào nguyên nhân suy thận là bởi sự tổn thương mạch máu ở cầu thận do các bệnh lý như: Sỏi thận, tăng huyết áp, tiểu đường, gốc tự do,… gây ra. Cụ thể:
- Dành dành: Có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp hạ huyết áp.
- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do tiểu đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.
- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, hỗ trợ điều trị sỏi thận.
- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị viêm thận, sỏi thận.
Bảo vệ và tăng cường chức năng thận, tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể
Nếu như các phương pháp tây y không điều trị trực tiếp vào nguyên nhân cũng như không giúp làm tăng cường chức năng của thận thì sản phẩm Ích Thận Vương ra đời giúp bù đắp được thiếu sót này nhờ các thành phần như: Hoàng kỳ, bạch phục linh, mã đề, râu mèo,... giúp tăng cường vi tuần hoàn thận, giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, hạn chế tình trạng giữ nước và natri, cải thiện chức năng thận, từ đó làm chậm diễn tiến của bệnh. Sản phẩm còn giúp lợi niệu, làm tăng đào thải clorua, acid uric, ure - những chất ứ đọng trong cơ thể khi thận bị suy.
Tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng
Ngoài ra, sản phẩm Ích Thận Vương còn có các thành phần như: Đan sâm, trầm hương, L carnitine giúp bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho tế bào thận, đáp ứng được mục tiêu điều trị cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, tăng sức khỏe toàn trạng cho bệnh nhân suy thận.
Ích Thận Vương - Giải pháp “vàng” cho người suy thận
Quan trọng hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Hơn nữa, đây lại là sản phẩm thảo dược được bào chế dưới dạng viên nén nên vừa an toàn lại tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Nhờ những ưu điểm vượt trội này, Ích Thận Vương đã trở thành “trợ thủ đắc lực” cho người bị suy thận, không chỉ giúp bổ thận, kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả mà còn phục hồi và cải thiện chức năng thận an toàn. Ích Thận Vương là sản phẩm nhận được rất nhiều sự tin tưởng của người sử dụng cũng như đánh giá cao về hiệu quả và sự an toàn của giới chuyên gia. Hãy kết hợp sử dụng Ích Thận Vương trong quá trình điều trị suy thận để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về suy thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt mua Ích Thân Vương. Dược sĩ liên hệ hướng dẫn dùng cho bạn. Ngoài ra trong hộp thuốc có tờ hướng dẫn đầy đủ. Bạn an tâm nhé, chúc bạn nhanh phục hồi sức khỏe.
Cảm ơn bạn tin tưởng đặt mua Ích Thận Vương, chúng tôi liên hệ bạn để tư vấn trực tiếp hướng dẫn liều dùng cho phù hợp. Ngoài ra trong hộp có tờ giấy hướng dẫn cách dùng nên bạn yên tâm nhé. Chúc bạn nhanh phục hồi sức khỏe!