Mô tả
Loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông (thường gặp ở một số loài như Pinus Massoniana Lanb, P. Densiflora Sieb. Et Zucc, P. Yunnanensis Franch, P. Thunbergii Part). Nấm có hình khối to nhỏ không đều, to có thể nặng đến 5 kg, nhỏ cũng bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu cổ, mặt cắt lổn nhổn chứa chất bột gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử. Loại có mặt cắt màu trắng gọi là Bạch phục linh hay Kim bạch; loại hồng xám là xích phục linh hay xích linh; loại rễ thông xuyên vào giữa gọi là phục thần.
Bộ phận dùng
Thể quả của nấm có hình dạng không đều, đường kính có thể đạt 10 – 30 cm hoặc hơn, nằm sâu dưới mặt đất 20 – 30 cm.
Phục linh trồng cho thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3 – 4 năm.
Phục linh chia làm nhiều loại:
- Phục linh bì: vỏ ngoài của “củ” Phục linh .
- Xích Phục linh: lớp thứ 2 sau phần vỏ, hơi hồng hay nâu nhạt.
- Bạch Phục linh: phần bên trong, màu trắng.
- Phục thần: “củ” Phục linh ôm rễ thông bên trong.
AnyConv.com__tri-nam-bang-bach-phuc-linh-hanh-nhan.webp
Nghiên cứu tác dụng của cây bạch phục linh
Thành phần hoá học
Phục linh chứa một Polysaccharid gọi là β – Pachyman (khoảng 93 %) bao gồm Pachymaran liên kết ở β – (1 → 3 ) và các mạch nhánh có liên kết β – (1 → 6 ). Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh.
Một số thành phần cũng được nói đến như Acid Pinicolic, Poriatin, Adenin, Ergosterol, Cholin, Lecithin, Cephalin, Histamin, Histidin, dầu béo, Sucrose, Fructose, Protease, các vết của muối vô cơ.
Tính vị, công năng
Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ,vị có tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.
Công dụng
Phục linh được dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh; lợi tiểu chữa phù thũng
bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém; an thần, trấn tĩnh, chữa mất ngủ.
Tài liệu Trung Quốc còn nghiên cứu Phục linh có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm tăng chỉ số thực bào ở Chuột cống trắng, có tác dụng an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết và có tác dụng bảo vệ gan.
Mỗi bộ phận của Phục linh đều có tác dụng riêng biệt:
- Bạch Phục linh hoặc Bạch linh, ngoài có tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, còn có tác dụng bổ tỳ vị chữa bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn và thuốc bổ toàn thân chữa suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, di mộng tinh. Bạch linh cũng có tác dụng an thần.
- Phục linh bì có tác dụng ưu tiên về lợi tiểu, tiêu thũng, chống phù.
- Xích Phục linh hoặc xích linh có tác dụng chính là hành thuỷ, lợi thấp nhiệt.
- Phục thần có tác dụng an thần, chữa sợ hãi, hồi hộp, mất ngủ, sầu uất, đần độn, mất trí, tinh thần bạc nhược.