Bệnh thận ở giai đoạn đầu thì điều trị chủ yếu là điều trị bảo tồn. Mục đích của phương pháp này là kết hợp thuốc và chế độ dinh dưỡng làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vậy bệnh nhân cần có lưu ý gì trong điều trị bảo tồn suy thận mạn tính

Mục tiêu điều trị bảo tồn suy thận mạn tính

Bệnh lý suy thận mạn ở độ 1, độ 2, độ 3a là mức độ nhẹ. Các triệu chứng còn chưa biểu hiện ra ngoài rõ rệt. Mục đích của điều trị bảo tồn đó là đảm bảo chức năng thận của người bệnh được giữ với thời gian lâu dài nhất có thể, nhờ vào đảm bảo hằng định nội môi.

Mục tiêu của điều trị bảo tồn suy thận đó là:

-         Kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh: kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết…

-         Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh: ngăn ngừa xơ vữa và biến chứng trên tim mạch.

-         Làm chậm tiến trình của bệnh.

Những lưu ý trong điều trị bảo tồn suy thận mạn

Lưu ý về nước và trọng lượng cơ thể

Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo, người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng tăng lên nghĩa là đã có sự ứ đọng muối và nước trong cơ thể.

Theo nguyên tắc, bệnh nhân suy thận có thể dùng tổng cộng khoảng 500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh…) và có thể gia tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:

Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.

Ví dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.

Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.

Lưu ý về sử dụng muối

Ở người bình thường, cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối này sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi thận bị suy giảm chức năng, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể; lúc đó phù, tăng huyết áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh tăng huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.

Các bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị bảo tồn cần chú ý chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…

Lưu ý trong bổ sung chất đạm

Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cơ thể, các chất đạm sẽ chuyển hóa thành các sản phẩm mà khi đào thải qua thận trở thành gánh nặng cho thận, làm nặng thêm tình trạng suy thận mạn tính. Vì vậy, với những người có chức năng thận bị suy giảm, người bệnh phải tuân theo chế độ ăn giảm đạm.

Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh.

Bên cạnh những lưu ý về chế độ dinh dưỡng và lượng nước uống trong điều trị bảo tồn suy thận mạn, hiện nay, nhiều chuyên gia và người bị suy thận tin tưởng sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận. Điển hình cho dòng sản phẩm này là Ích Thận Vương với thành phần chính là cây dành dành kết hợp với nhiều dược liệu quý khác có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh như tiểu nhiều, mệt mỏi, xanh xao,… hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính hiệu quả, an toàn.

ich-than-vuong.webp

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Điển hình là trường hợp của bà Nguyễn Thị Minh (quận 5, TP Hồ Chí Minh), sau khi về hưu, bà bắt đầu cuộc chiến với một loạt bệnh: Tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi thận sau đó biến chứng suy thận độ 4 khiến sức khỏe suy giảm rõ rệt, chán ăn, người mệt mỏi, gầy sút. Sau thời gian điều trị tại viện, tình trạng suy thận của bà không cải thiện, sút cân còn 46kg, da tái xanh, huyết áp không ổn định; đặc biệt, tiểu tiện mỗi lần được rất ít, đại tiện vô cùng khó khăn. May mắn khi bà biết đến sản phẩm Ích Thận Vương, hiện tại bà đã tăng lên 52kg, suy thận đã giảm xuống độ 3, độ 2 và không phải chạy thận. Niềm vui lớn nhất của bà khi đi tái khám là thấy nét mặt rạng rỡ của bác sĩ với kết quả chẩn đoán khả quan và nỗi lo chạy thận đã lùi vào dĩ vãng.