Trong số các vấn đề về thận thì suy thận là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao, mức độ trầm trọng và gây ra nhiều hệ lụy nặng nề. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp 10 câu hỏi về bệnh suy thận mà ai ai cũng thắc mắc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về tình trạng này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé! Chắc chắn chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác, đầy đủ nhất về bệnh suy thận. CLICK NGAY!
Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận
Dưới đây là 10 câu hỏi về bệnh suy thận được quan tâm nhiều nhất:
1. Suy thận là gì?
Suy thận là sự suy giảm các chức năng của thận. Lúc này, thận yếu đi, thậm chí ngừng hoạt động khiến máu không được lọc và chất thải độc hại bị tích trữ trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Suy thận là bệnh lý rất nguy hiểm
2. Tại sao bị suy thận?
Những năm gần đây, tỷ lệ người bị suy thận ngày càng tăng nhanh do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thường gặp
- Do các bệnh lý như: Tiểu đường, huyết áp cao, sỏi thận, viêm cầu thận,…
- Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Ăn mặn, uống ít nước, sử dụng nhiều nước ngọt có ga, thức khuya,…
Nguyên nhân sâu xa
Các chuyên gia xác định, nguyên nhân sâu xa gây suy thận được xác định là do sự suy giảm dinh dưỡng, năng lượng ở các tế bào thận, từ đó suy giảm chức năng thận lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể (suy thận).
3. Suy thận có mấy cấp độ?
Quỹ Thận học Quốc gia phân chia suy thận mạn tính thành 5 giai đoạn với các triệu chứng tương ứng dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể:
Suy thận mạn có 5 cấp độ
- Giai đoạn đầu của suy thận mạn (suy thận độ 1, 2): Bệnh chỉ biểu hiện nhẹ, các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, mức lọc cầu thận từ 60 - 89 ml/phút, chỉ số creatinin sẽ từ 130 - 299 µmol/l. Ở giai đoạn này, bệnh rất khó phát hiện nên nhiều người không biết mình đã bị suy thận.
- Giai đoạn 3 (suy thận độ 3): Mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 60ml/phút. Cơ thể có triệu chứng: Thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng, chán ăn.
+ Suy thận độ 3A (GFR = 45 - 59 mL/phút), chỉ số creatinin ở mức 300 - 499 µmol/l.
+ Suy thận độ 3B (GFR = 30 - 44 mL/phút), chỉ số creatinin ở mức 500 - 899 µmol/l.
- Giai đoạn 4 (suy thận độ 4): Tiến triển bệnh đã nặng, các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ ràng, bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, nôn, nấc cụt, xuất huyết đường tiêu hóa, xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, chân tay sưng phù, phù nề mi mắt, ngứa, nặng hơn là khó thở, lơ mơ, co giật, hôn mê, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 30 ml/phút, creatinin ở mức trên 900 µmol/l.
- Giai đoạn 5 (suy thận giai đoạn cuối): Thận lúc này đã bị hư tổn nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút, có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng của bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, da và máu.
Bạn đang bị suy thận? Bạn lo lắng bệnh tiến triển nhanh phải chạy thận? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn miễn cước 18006304 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
4. Bị suy thận sống được bao lâu?
Trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia Thận – Tiết niệu cho biết, thời gian sống của người bị suy thận dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại suy thận, giai đoạn phát triển của bệnh, sức khỏe tổng thể và đáp ứng với điều trị.
Thời gian sống của người bệnh suy thận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trong trường hợp bị suy thận độ 1, độ 2 mà phát hiện sớm, có phương án điều trị hiệu quả và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc kiểm soát triệu chứng bệnh là hoàn toàn có thể, tỷ lệ chữa khỏi cũng rất cao. Tuy nhiên, khi mức độ suy thận đã nặng, chức năng thận suy giảm hoàn toàn, người mắc buộc phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế để duy trì sự sống. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là: Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Trong đó, chạy thận nhân tạo (lọc máu) và ghép thận là 2 giải pháp được áp dụng phổ biến nhất.
5. Chỉ số creatinin bao nhiêu là suy thận?
Thận duy trì nồng độ creatinin trong máu ở mức bình thường nên creatinin là một yếu tố đáng tin cậy trong việc đánh giá chức năng thận. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số creatinin bình thường có nghĩa là chức năng thận ổn định. Còn trong trường hợp nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc chức năng thận đang bị rối loạn. Bởi vì khi cơ quan này suy yếu sẽ làm cho quá trình lọc creatinin bị giảm. Từ đó nồng độ creatinin trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng.
Theo đó, giá trị xét nghiệm nồng độ creatinin tương ứng với các cấp độ bệnh như sau:
- Suy thận độ 1: Creatinin trong giới hạn từ 110 đến dưới 130 µmol/l ở nam, hay 100 đến dưới 130 µmol/l ở nữ.
- Suy thận độ 2: Chỉ số creatinin sẽ từ 130 đến 299 µmol/l.
- Suy thận độ 3: Với giai đoạn 3a, creatinin từ 300 đến 499 µmol/l; Giai đoạn 3b, creatinin từ 500 đến 900 µmol/l.
- Suy thận độ 4: Chỉ số creatinin trên 900 µmol/l.
6. Bị suy thận uống thuốc gì?
Theo các chuyên gia, bệnh suy thận không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thuốc giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh suy thận là: Thuốc lợi tiểu; Thuốc để giảm mức cholesterol; Thuốc hạ huyết áp; Thuốc điều trị thiếu máu để kích thích sản xuất tế bào hồng cầu; Thuốc bảo vệ xương như canxi và vitamin D,…
Sử dụng nhiều thuốc tây dễ để lại tác dụng phụ
Mặc dù đây là giải pháp được nhiều người ưu tiên khi mắc các bệnh lý nào đó, tuy nhiên, khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của thận nói riêng như: Người mệt mỏi; Buồn nôn, nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng; Viêm loét dạ dày,.... Hơn nữa, đây không phải là biện pháp có thể điều trị bệnh một cách bền vững, các triệu chứng dễ quay trở lại ngay sau khi ngưng sử dụng thuốc,...
7. Bị suy thận nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận rất quan trọng, giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy bị suy thận nên ăn gì? Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh mà các chuyên gia khuyên dùng:
- Tinh bột: Nên ăn miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở,… bởi những loại này có hàm lượng đường thấp.
- Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa,... Tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
- Chất béo: Nên dùng dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…), mỡ cá.
- Chất xơ, vitamin: Ở giai đoạn nhẹ, người bị suy thận có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
8. Bị suy thận không nên ăn gì?
Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn về muối và chất đạm. Điều này giúp giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra, từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận. Cụ thể:
- Không ăn quá nhiều muối.
Người bệnh suy thận không nên ăn mặn
- Thịt: Hạn chế thịt gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (đối với người bị suy thận đi tiểu ra máu và có hàm lượng acid uric cao).
- Hải sản: Tránh ăn cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò,…
- Trái cây: Giảm tiêu thụ cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu,… (nếu người bệnh có tăng kali máu).
- Rau củ quả: Kiêng măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ,…
Ngoài ra, người bị suy thận cần kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều kali (trường hợp bị tăng kali máu), phốt pho, chất béo,…
9. Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Người bệnh suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng điều trị. Thông thường, khi bị suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị thay thế thận, bao gồm 2 phương pháp: Chạy thận nhân tạo và ghép thận. Cụ thể:
+ Ghép thận: Đây là kỹ thuật lấy thận tương thích của người khỏe mạnh để ghép cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Thời gian sống của bệnh nhân sau ghép thận còn tùy thuộc vào nguồn thận của người cho và biến chứng thải ghép.
+ Chạy thận nhân tạo: Đây là quá trình sử dụng máy lọc để xử lý máu thay cho chức năng thận. Nếu tiến hành chạy thận nhân tạo đều đặn thì bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 5 - 10 năm. Có những trường hợp, sống được tới hơn 20 năm.
Nói chung, nếu người bệnh suy thận giai đoạn cuối có đủ điều kiện sức khỏe, kinh tế để đáp ứng nhu cầu chạy thận hay ghép thận thì hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, thời gian sống của người suy thận giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của chuyên gia.
10. Xét nghiệm gì để biết suy thận?
Quá trình xét nghiệm để nhận biết suy thận được thực hiện thông qua việc lấy mẫu máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh. Chi tiết các xét nghiệm sẽ được nêu rõ trong thông tin dưới đây:
Có nhiều xét nghiệm giúp đánh giá chức năng thận
Xét nghiệm sinh hóa máu
Nhóm xét nghiệm suy thận này sẽ bao gồm: Xét nghiệm ure máu; Xét nghiệm creatinin trong huyết thanh; Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan; Xét nghiệm acid uric máu.
Xét nghiệm nước tiểu
Để đánh giá chức năng hoạt động của thận qua nước tiểu thì người bệnh cần thực hiện các quá trình sau: Tổng phân tích nước tiểu; Định lượng đạm niệu; Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm ổ bụng, chụp CT).
>>> Xem thêm: 5 bài tập giúp tăng cường chức năng thận cho người suy thận
Ích Thận Vương – Giải pháp từ thảo dược giúp kiểm soát suy thận an toàn, hiệu quả
Để kiểm soát suy thận hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh sang các giai đoạn sau năng hơn, người bệnh cần chú ý tới việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học. Bên cạnh đó, hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần thảo dược không chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà còn tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây suy thận (sự suy giảm dinh dưỡng và năng lượng ở tế bào thận) và đặc biệt là đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Cụ thể, Ích Thận Vương có các nhóm tác dụng như sau:
Giúp bổ thận, tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cho tế bào thận, từ đó giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận
Ích Thận Vương giúp cải thiện chức năng thận, giảm tổn thương thận và làm chậm diễn tiến suy thận, tác động trực tiếp vào nguyên nhân suy thận là bởi sự tổn thương mạch máu ở cầu thận do các bệnh lý như: Sỏi thận, tăng huyết áp, tiểu đường, gốc tự do,… gây ra nhờ: Dành dành, đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó ngăn ngừa suy thận.
Dành dành được nghiên cứu có tác dụng rất tốt với bệnh suy thận
Bảo vệ và tăng cường chức năng thận, tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể
Nhờ các thành phần như: Hoàng kỳ, bạch phục linh, mã đề, râu mèo,... giúp tăng cường vi tuần hoàn thận, giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, hạn chế tình trạng giữ nước và natri, cải thiện chức năng thận, từ đó làm chậm diễn tiến của bệnh. Sản phẩm còn giúp lợi niệu, làm tăng đào thải clorua, acid uric, ure - những chất ứ đọng trong cơ thể khi thận bị suy.
Tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng
Ngoài ra, sản phẩm Ích Thận Vương còn có các thành phần như: Đan sâm, trầm hương, L-carnitine giúp bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho tế bào thận, đáp ứng được mục tiêu điều trị cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, tăng sức khỏe toàn trạng cho bệnh nhân suy thận.
Ích Thận Vương hỗ trợ cải thiện suy thận an toàn, hiệu quả
Trong bối cảnh trên thị trường rất nhiều sản phẩm được quảng bá có công dụng với bệnh suy thận, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, chứa thành phần chính là dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng. Đồng thời đã có nhiều người dùng cho hiệu quả tốt, được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học, sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, có thương hiệu trên thị trường, được nhận nhiều giải thưởng danh giá. Và sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này chỉ có Ích Thận Vương.
Đặc biệt, khảo sát mới nhất của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, tỷ lệ người dùng hài lòng và rất hài lòng khi dùng sản phẩm rất cao, lên tới 92,9%.
Chương trình tiết kiệm chi phí cho người dùng
Để tri ân Quý khách đã tin tưởng và đồng hành trong suốt thời gian qua, hiện nay nhãn hàng Ích Thận Vương đang có chương trình tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, cụ thể:
- Chương trình mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Ích Thận Vương (loại 30 viên), quý khách sẽ được tặng 1 hộp 30 viên cùng loại, tương đương tiết kiệm 16% chi phí.
- Chương trình mua 1 tặng 1: Khi mua 1 hộp Ích Thận Vương (loại 180 viên), quý khách sẽ được tặng 1 hộp 30 viên, tiết kiệm 19% chi phí. Bên cạnh đó, chương trình này còn tiết kiệm thêm 13% so với chương trình mua 6 tặng 1 => Tổng giá trị tiết kiệm được lên tới 390.000đ.
Cảm nhận của khách hàng
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, sản phẩm Ích Thận Vương đã khẳng định hiệu quả cải thiện suy thận. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:
>>> Trường hợp của ông Nguyễn Công Nhuận (61 tuổi, SĐT: 0975.614.800, trú tại xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)
Suy thận độ 4 khiến ông Nguyễn Công Nhuận từ một người khỏe mạnh, ưa hoạt động bỗng giảm sút sức khỏe rõ rệt. Hàng ngày, ông phải chịu đựng các triệu chứng vô cùng khó chịu của suy thận như: Tiểu đêm nhiều, mất ngủ, người mệt mỏi, ăn uống kém,… Nhưng thật may, nhờ ý thức chữa trị từ sớm và kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương nên ông đã cải thiện hiệu quả tình trạng suy thận, ngăn ngừa nguy cơ phải chạy thận nhân tạo. Xem chi tiết chia sẻ của ông trong nội dung video dưới đây:
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện suy thận, tăng cường chức năng thận của người khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
>>> Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” được phát sóng trên kênh truyền hình Quốc hội, PGS.TS Trần Đình Ngạn cho biết: “Trong dân gian có nhiều vị thuốc rất là tốt. Tiêu biểu như dành dành, thảo dược này được nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm chậm lại quá trình xơ hóa thận, làm chậm quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô. Đan sâm giúp chống gốc tự do, chống đau thắt động mạch vành, chống đông máu và tắc mạch rất tốt”. Mời bạn xem chi tiết trong nội dung video dưới đây:
>>> Đánh giá của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân: "Dành dành có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu từ đó giúp hạ huyết áp. Ngoài ra còn có các loại thảo dược khác như: Đan sâm giúp hoạt huyết và tăng cường vi tuần hoàn thận, giúp giảm xơ thận từ đó giúp tăng chức lọc của cầu thận. Hoàng kỳ giúp bổ huyết. Bạch phục linh giúp kiện tỳ. Linh chi giúp bổ thận, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Râu mèo, mã đề giúp lợi tiểu".
Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu sử dụng không hiệu quả
Để đảm bảo quyền lợi cho Khách hàng và khẳng định chất lượng sản phẩm, nhãn hàng Ích Thận Vương triển khai chương trình hoàn lại 100% tiền nếu sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký ngay để tham gia chương trình.
10 câu hỏi thường gặp nhất về bệnh suy thận đã được giải đáp. Để bệnh suy thận không tiến triển nặng thêm thì bạn đừng quên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh suy thận hay về sản phẩm Ích Thận Vương và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (Zalo/Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Linh Ngọc