Hiện nay, các phương pháp chính điều trị suy thận mạn gồm thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc, ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng. Ngoài ra, các bài thuốc đông y chữa suy thận mạn cũng mang lại hiệu quả tích cực. Cùng tìm hiểu chi tiết các cách chữa suy thận mạn trong bài viết dưới đây

Điều trị suy thận mạn bằng tây y

Theo tây y, hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy thận mạn. Các phương pháp điều trị suy thận mạn được lựa chọn tùy thuộc giai đoạn và tình trạng sức khỏe người bệnh. Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị suy thận nhằm:

  • Điều trị bệnh lý căn nguyên gây suy thận.
  • Điều trị nguyên nhân gây giảm chỉ số độ lọc cầu thận cấp tính có thể phục hồi được.
  • Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • Điều trị các biến chứng tim mạch do suy thận mạn.
  • Chuẩn bị cho quá trình điều trị thay thế thận khi suy thận tiến triển.

Các phương pháp điều trị suy thận mạn bằng tây y gồm điều trị bảo tồn và điều trị thay thế thận.

Điều trị bảo tồn

Khi suy thận mạn còn ở giai đoạn sớm, chức năng thận chưa suy giảm nhiều và chưa có biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, điều trị bệnh lý nguyên nhân. Điều trị nội khoa nhằm làm chậm tiến trình suy thận, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. 

Điều trị bệnh thận căn nguyên

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây suy thận mạn như viêm cầu thận, bệnh ống kẽ, tăng huyết áp, đái tháo đường,... có vai trò đặc biệt quan trọng để bảo vệ thận và làm chậm tiến trình suy thận. 

Phương pháp này thường áp dụng cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn sớm. Nếu suy thận mạn đã ở giai đoạn 4, 5 thường rất khó để chẩn đoán bệnh lý căn nguyên và quá trình điều trị cũng trở nên kém hiệu quả hơn.

Kiem-soat-tang-huyet-ap-ngan-ngua-suy-than-man-tien-trien.webp

Kiểm soát tăng huyết áp ngăn ngừa suy thận mạn tiến triển

Sử dụng thuốc điều trị bệnh suy thận mạn

Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Thường dùng bumetanide, torsemide nhằm tăng đào thải muối, nước ở thận giúp cải thiện tình trạng phù. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp hạ huyết áp trong trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp..
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu: Người bệnh suy thận mạn có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu. Vì vậy, cần sử dụng thuốc kiểm soát lipid máu để giảm gánh nặng cho thận. Tùy tình trạng người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như atorvastatin, rosuvastatin, ezetimibe.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Sử dụng trong trường hợp người bệnh suy thận có kèm đái tháo đường. Một số thuốc thường được dùng gồm metformin, sitagliptin, exenatide, insulin.
  • Thuốc kiểm soát kali máu: Chức năng thận suy giảm khiến lượng kali trong máu tăng bất thường có thể gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim. Vì vậy, người bệnh suy thận mạn thường cần sử dụng các thuốc kiểm soát kali.
  • Thuốc bảo vệ xương: Người bệnh suy thận mạn thường mắc các bệnh như nhuyễn xương, loãng xương. Các thuốc bảo vệ xương như vitamin D, photpho, canxi giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.

Điều trị thay thế thận

Khi suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, các bác sĩ thường chỉ định các phương pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể thường được tiến hành 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 4 giờ. Máu của người bệnh sẽ được đưa ra khỏi cơ thể từ mạch máu rồi đi qua thiết bị lọc rồi đưa vào cơ thế... Thiết bị này có chức năng như một quả thận nhân tạo giúp loại bỏ các chất thải trong máu. Các chỉ định chạy thận nhân tạo bao gồm:

  • Bệnh nhân suy thận mạn đã có biến chứng gây rối loạn não.
  • Tăng kali máu không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Toan máu không thể điều trị nội khoa.
  • Chỉ số creatinin dưới 10ml/phút/1,73m2 cơ thể.

Chay-than-nhan-tao-la-phuong-phap-dieu-tri-suy-than-man.webp

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị suy thận mạn rất phổ biến

Phương pháp lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh để lọc các chất cặn bã, chất độc, nước thừa ra khỏi máu. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện và tương đối tiết kiệm. Thay vì phải đến bệnh viện 3 lần/ tuần để chạy thận nhân tạo thì người bệnh lọc màng bụng chỉ cần đến bệnh viện 1 lần/tháng để kiểm tra.

Ghép thận

Ghép thận là quá trình cấy ghép thận khỏe mạnh của người hiến tạng cho người suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuy nhiên, phương pháp này có khá hạn chế do nguồn tạng thiếu hụt cũng như khả năng đào thải cao. Người bệnh ghép thận cần sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời.

Ghep-than-duoc-chi-dinh-cho-nguoi-benh-suy-than-giai-doan-cuoi.webp

Ghép thận được chỉ định cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối

Điều trị suy thận mạn bằng đông y

Bên cạnh các phương pháp tây y, điều trị suy thận mạn bằng đông y đang trở thành lựa chọn còn nhiều người bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ. Dưới đây là 4 bài thuốc đông y chữa suy thận mạn thường dùng:

Bài thuốc 1

Chủ trị suy thận mạn do tỳ thận khí hư. Người bệnh có các triệu chứng như mệt mỏi, bụng trướng, lưng gối đau yếu, sợ lạnh, tay chân lạnh.

Bài thuốc: Phụ tử 10g, bạch thược 10g, sơn thù 10g, bạch truật 10g, tiên mao 15g, ba kích 15g, phục linh 15g, sơn dược 15g, đẳng sâm 20g, hoàng kỳ 20g, quế chi 20g. Mỗi ngày uống một thang chia làm ba lần trong ngày.

Bài thuốc 2

Chủ trị chứng suy thận mạn do can thận âm hư. Người bệnh có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, lưng gối đau mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, tiểu ít, đại tiện táo.

Bài thuốc: Kỷ từ 15, thục địa 15g, nữ trinh tử 15g, hạ liên thảo 15g, tang ký sinh 15g, ngưu tất 15g, cúc hoa 10g, đan bì 10g, sơn thù 10g, đan bì 10g, trạch tả 10g, bạch thược 12g, phục linh 12g. Mỗi ngày uống một thang chia làm ba lần trong ngày.

Bài thuốc 3

Chủ trị chứng suy thận mạn do âm dương lưỡng hư. Người bệnh mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lòng bàn chân nóng, lưng gối mỏi mệt, đại tiện táo, lưỡi bệu.

Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, sâm thái tử 20g, thục địa 15g, mạch môn 15g, sơn dược 15g, phục linh 15g, bạch biển đậu 15g, sơn thù du 12g, ngũ vị tử 12g, đan bì 12g, hoàng tinh 10g, kỷ tử 12g.

chua-suy-than-bang-dong-y-hieu-qua-va-it-tac-dung-phu.webp

Chữa suy thận mạn bằng đông y hiệu quả và ít tác dụng phụ

Những lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện dành cho người bệnh suy thận mạn

Bên cạnh các phương pháp điều trị suy thận mạn tích cực, chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập cũng có vai trò rất quan trọng. Sinh hoạt, ăn uống, luyện tập điều độ, vừa phải giúp người bệnh có đủ sức khỏe đáp ứng với quá trình điều trị, vừa hỗ trợ cải thiện chức năng thận.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho thận

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị suy thận mạn cũng như cải thiện chức năng thận. 

Chế độ ăn cho người suy thận mạn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đủ năng lượng. Người bệnh suy thận mạn thường phải kiêng khem nhiều nên dễ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Vì vậy, cần đảm bảo cung cấp đủ 35- 40 kcal/kg/ngày.
  • Giảm lượng chất đạm: Điều này giúp giảm gánh nặng lên hoạt động của thận. Từ đó, hạn chế nguy cơ xuất hiện tình trạng ứ đọng chất thải tại thận, tăng ure máu. Nên lựa chọn các nguồn đạm tốt như cá, thịt trắng và hạn chế các loại thịt đỏ.
  • Hạn chế muối: Chế độ ăn nhiều muối làm gia tăng áp lực lên thận vốn đã suy yếu gây ứ đọng natri, tăng huyết áp. Lượng natri khuyến nghị cho người suy thận mạn là dưới 2g/ngày.
  • Hạn chế thực phẩm giàu kali: Khi chế độ ăn nhiều kali mà thận không thể làm việc khiến nồng độ kali trong máu tăng cao. Điều này dẫn đến phù, thiểu niệu.
  • Các thực phẩm người suy thận mạn nên kiêng ăn: măng, gừng, cải bó xôi, các loại đậu, thịt gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, nội tạng động vật, cua, cá trích, cá cơm, sò, cam, chanh, quýt, chuối, dứa, dưa hấu, nho, đào, lựu.
  • Các thực phẩm nên ăn: miến dong, gạo trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, hủ tiếu, bún, phở, trứng, dầu mè, dầu oliu, bắp cải súp lơ, củ cải.

lua-chon-dung-loai-thuc-pham-giup-giam-thieu-ganh-nang-cho-than.webp

Lựa chọn đúng loại thực phẩm giúp giảm thiểu gánh nặng cho thận

Chế độ sinh hoạt, luyện tập

Dù ở giai đoạn nào, người suy thận cần duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập hợp lý giúp ngăn bệnh tiến triển. Một chế độ sinh hoạt, luyện tập lành mạnh gồm:

  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Duy trì giờ đi ngủ cố định mỗi ngày giúp nhịp sinh học được điều hòa. Thức quá khuya khiến thận không có thời gian nghỉ ngơi và phải hoạt động thường xuyên hơn.
  • Tránh căng thẳng, stress: Lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi khiến khả năng đáp ứng điều trị suy giảm.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập luyện giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, cải thiện cơ, xương. Từ đó, hạn chế những biến chứng trên xương của suy thận mạn. Tuy nhiên, bạn nên chọn bài tập phù hợp với sức khỏe quả bản thân, không nên tập luyện quá sức. Đi bộ, đạp xe, yoga, thiền,... là một số bài tập được gợi ý cho người bệnh suy thận.

Hỗ trợ điều trị suy thận mạn nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị nên kết hợp các phương pháp điều trị suy thận mạn với sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương để cải thiện sức khỏe thận hiệu quả. 

Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, mã đề, bạch phục linh,... có tác dụng:

  • Giảm mức độ tổn thương thận.
  • Làn chậm tiến trình suy thận.
  • Bảo vệ, tăng cường chức năng thận.
  • Tăng cường năng lượng cho thận.
  • Giảm nhẹ triệu chứng suy thận.

Sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên nhiên nên rất an toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nhờ đó, Ích Thận Vương đã và đang trở thành trợ thủ đắc lực trong quá trình điều trị, kiểm soát các triệu chứng bệnh suy thận. Đặc biệt, theo khảo sát của Thời báo kinh tế cho thấy có tới 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng Ích Thận Vương.

ich-than-vuong-ho-tro-dieu-tri-hieu-qua-con-dau-quan-than.webp

Ích Thận Vương hướng đi mới trong điều trị suy thận mạn

Mặc dù suy thận mạn không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh cũng không nên quá bi quan. Điều quan trọng là thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đừng quên duy trì lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược từ cây dành dành giúp bạn hạn chế đáng kể những tác động xấu do bệnh gây ra.

 

Link tham khảo:

  1. https://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/treatment/#:~:text=The%20main%20treatments%20are%3A,in%20advanced%20(stage%205)%20CKD
  2. https://www.healthline.com/health/chronic-kidney-failure
  3. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/managing


Dược sĩ Đào Ngọc