Thận ứ nước là một tình trạng khá phổ biến hiện nay, có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sẽ giúp tránh được những hệ lụy sức khoẻ nguy hiểm về sau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về thận ứ nước. 

Thận ứ nước là gì? 

Thận ứ nước là tình trạng sưng ở một hoặc cả hai bên thận xảy ra khi nước tiểu không thể thoát ra khỏi thận và bị tích tụ trong thận. Điều này có thể là do sự tắc nghẽn trong các ống dẫn nước tiểu từ thận (niệu quản) hoặc do khiếm khuyết giải phẫu không cho phép nước tiểu thoát ra ngoài đúng cách. 

Thận ứ nước nếu kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mà không được điều trị có thể gây ra các triệu chứng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Khi cả hai bên thận đều bị ứ nước có thể dẫn đến tình trạng suy thận. 

Than-u-nuoc-la-tinh-trang-sung-o-mot-hoac-ca-2-ben-than.webp

Thận ứ nước là tình trạng sưng ở một hoặc cả 2 bên thận

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc thận ứ nước

Thận bị ứ nước vốn không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh thận ứ nước đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước cao hơn so với những người khác: 

  • Người có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh và không khoa học. 
  • Người mắc phải một trong những bệnh lý nền như ung thư tử cung, sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt. 
  • Phụ nữ mang thai. 
  • Người bị hẹp niệu quản. 

Dấu hiệu nhận biết thận ứ nước

Thực tế, các triệu chứng nhận biết sẽ tùy thuộc vào dạng thận ứ nước mà người bệnh mắc phải. Cụ thể: 

Triệu chứng thận ứ nước cấp tính 

Đối với những trường hợp mắc thận ứ nước cấp tính, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau đây: 

  • Đau bụng hoặc đau ở vùng thắt lưng. 
  • Cơn đau khởi phát từ sườn lưng, sau đó lan rộng xuống háng. 
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc vã mồ hôi. 
  • Đau từng cơn quặn thắt. 
  • Đau khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. 

Tieu-ra-mau-la-mot-trieu-chung-thuong-gap-cua-than-u-nuoc-cap-tinh .webp

Tiểu ra máu là một triệu chứng thường gặp của thận ứ nước cấp tính 

Triệu chứng thận ứ nước mạn tính

Khi thận bị ứ nước ở dạng mạn tính, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện cụ thể dưới đây: 

  • Thận có xu hướng giãn to dần theo thời gian. 
  • Nước tiểu ứ đọng lại trong thận đến mức gây chèn ép lên các cơ quan lân cận và dẫn đến những triệu chứng của suy thận, bao gồm buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, co thắt cơ bắp, rối loạn nhịp tim và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. 
  • Xét nghiệm nước tiểu cho thấy có lẫn máu, tế bào ung thư hoặc các vi khuẩn gây viêm nhiễm. 
  • Phát hiện thận bị ứ nước và có sỏi thông qua chụp cắt lớp vi tính. 
  • Siêu âm nhận thấy các đài bể thận bị giãn to và biến dạng thận. 

Nguyên nhân gây ra thận ứ nước

Bệnh thận ứ nước có thể xảy ra do điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thận cũng như hệ thống xử lý nước tiểu. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thận ứ nước là sự tắc nghẽn một phần trong đường tiết niệu. Sự tắc nghẽn đường tiết niệu thường hình thành nơi thận gặp niệu quản, đôi khi nó cũng có thể xảy ra ở nơi niệu quản gặp bàng quang. 

Niệu quản bị tắc nghẽn có thể khiến cho nước tiểu chảy ngược vào thận và gây sưng thận. Dòng nước tiểu chảy ngược này được gọi là tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản (VUR). Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác góp phần gây ra thận ứ nước, bao gồm: 

  • Sỏi thận lớn gây tắc nghẽn niệu quản. 
  • Xuất hiện một đường gấp khúc ở nơi kết nối bể thận với niệu quản. 
  • Cục máu đông. 
  • Sẹo của mô do chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó. 
  • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, có thể là do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH) hoặc viêm tuyến tiền liệt. 
  • Khối u hoặc ung thư, chẳng hạn như ung thư bàng quang, cổ tử cung, ruột kết và tuyến tiền liệt. 
  • Mang thai gây chèn ép do thai nhi phát triển lớn. 
  • Hẹp niệu quản do dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương. 

Để biết rõ được nguyên nhân thận ứ nước là từ đâu, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ khi có các triệu chứng nghi ngờ để được chẩn đoán và điều trị sớm. 

Hep-nieu-quan-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-dan-den-than-u-nuoc.webp

Hẹp niệu quản là một trong những nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước

>>XEM THÊM: Thận ứ nước uống thuốc gì? Các phương pháp điều trị khác ra sao?

Điều trị và phòng ngừa thận ứ nước

Việc phòng ngừa và điều trị kịp thời tình trạng ứ nước ở thận sẽ giúp bệnh nhân tránh được những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thận ứ nước được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: 

Các biện pháp điều trị thận ứ nước

Điều trị thận ứ nước chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ bất cứ vật cản nào gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây thận ứ nước của người bệnh. 

Sử dụng thuốc 

Trong một số trường hợp, bệnh thận ứ nước có thể được giải quyết mà không cần phải thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng thận. 

Đặt ống dẫn nước tiểu 

Đối với tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng và thận bị ứ nước, bác sĩ sẽ loại bỏ lượng nước tiểu dư thừa bằng ống thông để dẫn nước tiểu thoát ra từ thận. Chìa khoá để điều trị thành công là giải quyết tình trạng tắc nghẽn nước tiểu trong thận càng sớm càng tốt nhằm tránh bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào cho thận. 

Phẫu thuật 

Bác sĩ cũng có thể giúp bệnh nhân loại bỏ vật cản gây tắc nghẽn nước tiểu bằng phẫu thuật. Nếu nguyên nhân gây tắc nghẽn là do mô sẹo hoặc cục máu đông, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn vùng bị ảnh hưởng. Sau đó khôi phục lại sự kết nối của các đầu niệu quản và giúp lượng nước tiểu thoát ra ngoài như bình thường. 

Nếu nguyên nhân gây thận ứ nước là sỏi thận, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật nội soi, giúp giảm đáng kể thời gian chữa trị và phục hồi của người bệnh. 

Dieu-tri-than-u-nuoc-bang-phuong-phap-phau-thuat .webp

Điều trị thận ứ nước bằng phương pháp phẫu thuật 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Ích Thận Vương

Bên cạnh các phương pháp trên, nhiều chuyên gia đầu ngành cũng khuyến nghị bệnh nhân mắc thận ứ nước nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Ích Thận Vương. Ích Thận Vương là sự kết hợp độc đáo của Đông y và Tây y, được bào chế với nhiều thành phần quý. Cụ thể: 

  • Dành dành (thành phần chính): Chứa một số hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp giảm huyết áp hiệu quả. 
  • Đan sâm: Được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ điều trị cho các tình trạng suy thận, đồng thời giúp tăng cường chức năng thận và ngăn ngừa thận ứ nước do tắc nghẽn nước tiểu. 
  • Hoàng kỳ: Giúp thận không bị phá huỷ, hư hại và cải thiện các tình trạng giữ nước ở thận. Hơn nữa, Hoàng kỳ cũng góp phần làm chậm quá trình suy thận. 
  • Trầm hương: Là một vị thuốc đông y quý, có tác dụng bổ khí và tăng cường hàng rào bảo vệ của cơ thể. 
  • Bạch phục linh: Có công dụng giảm phù thũng hiệu quả. 
  • Mã đề: Là loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận gây thận ứ nước, đồng thời tăng cường đào thải acid uric dư thừa ở những người bị suy thận. 
  • Râu mèo: Giúp lợi tiểu và đào thài các chất độc ra khỏi thận. 
  • Linh chi đỏ: Hỗ trợ tăng cường chức năng thận, quét sạch các gốc tự do và bảo vệ cấu trúc của thận. 
  • L-carnitine: giúp tăng hồng cầu và ngăn ngừa biến chứng suy thận do thận bị ứ nước. 
  • Coenzym Q10: Giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn nước tiểu và tăng cường chức năng thận.

Nhờ có sự kết hợp của những thành phần nổi bật trên, sản phẩm Ích Thận Vương đã được hàng ngàn người dùng tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua để hỗ trợ điều trị cho các tình trạng thận ứ nước, sỏi thận hoặc suy thận. Chính vì vậy, sản phẩm này đã vinh dự nhận được bằng khen 92,9% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng khi dùng Ích Thận Vương. 

Ho-tro-dieu-tri-hieu-qua-tinh-trang-than-u-nuoc-bang-san-pham-Ich-Than-Vuong.webp

Hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng thận ứ nước bằng sản phẩm Ích Thận Vương

Mặt khác, Ích Thận Vương có chứa các thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn và không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Người mắc phải tình trạng ứ nước ở thận nên uống Ích Thận Vương theo liều lượng khuyến nghị dưới đây: 

  • Liều hỗ trợ phòng ngừa bệnh: Uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày. 
  • Liều hỗ trợ điều trị bệnh: Uống 2 – 3 viên/lần, 2 lần/ngày. 

Bệnh nhân nên sử dụng Ích Thận Vương trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn một tiếng, cố gắng uống liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để đạt được kết quả tốt nhất. 

Cách phòng ngừa thận ứ nước

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh thận ứ nước, bạn có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày bằng các loại nước đun sôi để nguội hoặc nước lá (kết hợp râu ngô, kim tiền thảo và mã đề). Điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh sỏi thận. 
  • Tránh các nhiễm khuẩn đường tiết niệu dẫn đến thận ứ nước bằng cách quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, không tắm hay ngâm mình trong nguồn nước bị ô nhiễm (ví dụ như ao hoặc hồ). 

Nhìn chung, bệnh thận ứ nước là một tình trạng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Khi phát hiện có các dấu hiệu đáng ngờ của thận ứ nước, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số điện thoại 0917214851 - 0975284017 để được tư vấn.

Links:

https://www.kidney.org/atoz/content/hydronephrosis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hydronephrosis/cdc-20397563 

https://www.healthline.com/health/unilateral-hydronephrosis