ở nhà em có người bị bênh suy thận mãn, lần đầu tiên bị thì ông nội em nghe ta nói là ăn thận con mèo là sẽ hết bệnh, ăn vài tuần sau đi khám lại là đã hết hoàn toàn nhưng tại sao bệnh này lại tái phát lại, tái phát lại như vậy có ảnh hưởng gì đến tính mạng không. Hãy cho em ý kiến để có thể ăn uống điều độ để bệnh nhanh chóng hết bệnh. Em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người
Trả lời:

Chào bạn !

Chưa có nghiên cứu nào nói ăn thận mèo chữa được bệnh suy thận mạn tính. Việc ăn uống không đảm bảo, không khoa học còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn và việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Với suy thận mạn gây ra các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Bệnh diễn biến tăng dần theo thời gian chứ không phải như bạn nghĩ là khỏi rồi lại tái phát. Tùy vào chế độ dinh dưỡng, lối sống và cách điều trị bệnh mà sức khỏe bệnh nhân có thể tốt hoặc suy giảm. Bệnh tiến triển nặng có thể phải chạy thận nhân tạo suốt đời nếu không có điều kiện ghép thận. Suy thận mạn hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh, các thuốc chỉ tham gia hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh như thiếu máu, mệt mỏi, huyết áp cao, tiểu đường... Hiện nau sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận mang lại kết quả tốt, với thành phần thảo dược, an toàn và không gây tác dụng phụ. Bệnh ở giai đoạn sớm, việc sử dụng Ích Thận Vương, có chế độ ăn hợp lý, khoa học và uống lượng nước vừa đủ là giải pháp làm chậm tiến trình suy thận hiệu quả.

Những thức ăn nên hạn chế:

-Cần hạn chế muối: ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm.

-Hạn chế ăn nhiều đạm: ưu tiên đạm chất lượng cao: nên ăn thịt gà, nạc, cá, lòng trắng trứng. Hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật.

-Hạn chế ăn đồ nướng, rán.

-Hạn chế ăn thức ăn giàu Kali: như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu, các loại quả chua, nên ăn các loại quả ngọt. Không nên ăn: lạc, hạt điều, dẻ, socola.
Có thể ăn rau sau luộc 2-3 lần nước, nên bỏ nước ăn cái. Nếu vô niệu không được ăn rau, hạn chế ăn các loại rau có tính chua như mồng tơi, rau đay, rau ngót...

-Hạn chế Phospho: phomat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, rau quả khô: đậu đỗ...

Thức ăn được khuyến khích

-Chất bột: ưu tiên ăn nhiều chất bột, ít giàu đạm như: khoai lang, khoai sọ, khoai tây, sắn, miến dong. Hạn chế ăn gạo, mì: không nên ăn quá 150g/ngày.

-Chất đường: đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt.

-Chất béo: có thể ăn nhiều hơn người bình thường, khoảng 30-40g/ngày. Ưu tiên chất béo thực vật (chiếm 2/3),

-Bổ sung calci.

-Bổ sung vitamin: các vitamin nhóm B, vitamin C,, acid folic...

Nước uống

-Nước uống: thông thường lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn...).

-Hạn chế đồ uống có ga, cồn: bia, rượu.

Thực đơn mẫu: Gạo tẻ 50-100 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Miến dong 100-120 g. Bột sắn, bột đao 20 g. Đường kính 30-50 g. Sữa tươi 100-200 ml. Thịt nạc hoặc cá 50 g. Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần. Dầu ăn 20-30 g. Rau 200-300 g. Quả chín 200-300 g

Chúc bạn sức khỏe !

Chuyên viên thận tiết niệu